Theo cách thức áp dụng pháp luật thì trường hợp hợp đồng được điều chỉnh của văn bản pháp luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của các văn bản này trước khi xem xét việc áp dụng của các luật chung như Bộ luật dân sự. Theo đó các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản.
Căn cứ pháp lý về hợp đồng miệng
Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Như vậy, một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như bạn mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng, về nguyên tắc, cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên, theo đó, hợp đồng giao kết bằng miệng vẫn có hiệu lực pháp lý
Tuy nhiên một số giao dịch dân sự buộc phải thực hiện bằng văn bản, các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành quy định, các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản, cụ thể hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, còn hợp đồng mua bán tài sản (nói chung), hợp đồng vay tiền…
Do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, nguyên đơn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu người bán hàng ( bị đơn) phủ nhận. Theo quy định tại khoản 1, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự, “người khởi kiện phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và có căn cứ“.
Phân tích giá trị pháp lý của hợp đồng miệng
Theo cách thức áp dụng pháp luật thì trường hợp hợp đồng được điều chỉnh của văn bản pháp luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của các văn bản này trước khi xem xét việc áp dụng của các luật chung như Bộ luật dân sự. Theo đó các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản.
Các loại hợp đồng còn lại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay tiền cá nhận,… thì khoản 1, điều 401 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói…”. Trong dân gian thường gọi đây là hợp đồng miệng. Các loại hợp đồng này dù giao kết bằng miệng cũng có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Nếu “lỡ” ký hợp đồng miệng rồi thì quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp.
Vì vậy, khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra biên nhận đó là tiền gì, hàng gì. Có thể các bên của hợp đồng chỉ ký hợp đồng miệng, nhưng quá trình thực hiện hợp đồng, thông qua biên nhận giao nhận tiền, hàng… để làm bằng chứng sau này.
Ví dụ:
Anh A bán cho anh B mặt hàng tôm, nhưng không ký hợp đồng bằng giấy tờ. Lúc giao hàng và nhận tiền có thể nói rõ thêm trong biên nhận là hôm nay anh B nhận bao nhiêu tôm đó và đã trả cho A bao nhiêu tiền. Còn lại bao nhiêu, lúc nào giao, giá mỗi ký là bao nhiêu, nếu không giao thì sao…. Đó là vài cách nhằm khắc phục các trường hợp không ký hợp đồng bằng giấy tờ.
Những lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng
Vì vậy, nếu hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, trong quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ, cụ thể các bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có việc mua bán giữa hai bên như thư từ trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng, giao nhận tiền trong đó ghi rõ nội dung hàng hóa mua bán và tiền trả cho việc mua bán hàng hóa đó, thậm chí là băng ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa hai bên khi phát sinh tranh chấp…hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp, nhằm chứng minh được các thiệt hại thì có thể khởi kiện ra tòa án cấp huyện (nơi cư trú của người bán hàng) để yêu cầu giải quyết việc đòi người bán hàng bồi thường. Nếu bạn không có chứng cứ chứng minh việc mua bán giữa hai bên thì không thể yêu cầu tòa án giải quyết.