Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh cùng tỉnh qua bài viết dưới đây nhé.
Điều kiện thành lập chi nhánh
Đối với công ty trong nước
- Chi nhánh thành lập là đơn vị trực thuộc công ty mẹ cùng tỉnh hoặc khác tỉnh. Việc thành lập phải đảm bảo thực hiện đúng tổ chức cơ cấu chi nhánh như bố trí người đại diện theo ủy quyền, ngành nghề kinh doanh chi nhánh phải tương ứng với ngành nghề kinh doanh của công ty chủ quản;
- Không giới hạn số lượng chi nhánh thành lập trong cùng một địa bàn hoạt động;
- Các cơ sở như văn phòng làm việc, cửa hàng, kho sản xuất, phòng giao dịch,…, đều có quyền đăng ký thành lập dưới hình thức chi nhánh. Chú ý trường hợp công ty chủ quản có trụ sở thuộc địa bàn khác nhưng lại muốn mở văn phòng làm việc, kho sản xuất, phòng giao dịch,…, ở một địa phương khác thì bắt buộc phải thành lập chi nhánh theo quy định pháp luật.
Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng được cấp phép thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định quốc gia vùng lãnh thổ này công nhận;
- Nhà đầu tư nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tối thiểu 05 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trường hợp giấy đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài có ghi rõ thời gian hoạt động, thì thời gian đó còn tối thiểu 01 năm được tính từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy;
- Nội dung hoạt động chi nhánh phải đáp ứng đúng lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật quy định nhà đầu tư nước ngoài có thể kinh doanh tại lãnh thổ Việt nam.
Về cách đặt tên : tên chí nhánh phải được viết bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt (A,C,R,…), có thể kết hợp với chữ số và ký hiệu vào tên chi nhánh.
Về địa chỉ : địa chỉ dự định đặt chi nhánh không được phép là nhà chung cư, hoặc không được nằm trong các khu vực được quy hoạch của địa phương.
Về ngành , nghề kinh doanh : ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải trùng khớp với ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Cần lưu ý là trước khi ghi ngành nghề kinh doanh theo đơn vị chủ quản cần phải xem xét ngành nghề đó có được phép kinh doanh tại địa phương đăng ký hoạt động hay không.
Về chủ chi nhánh : chủ chi nhánh không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi chi nhánh dự định thành lập. Người đại diện doanh nghiệp có thể đồng thời là người đứng đầu chi nhánh, điều này đã được pháp luật cho phép và nêu rõ trong điều khoản Luật doanh nghiệp.
Quy trình thành lập chi nhánh đối với các loại hình doanh nghiệp
Đối với công ty tnhh 1 thành viên, hồ sơ bao gồm :
- Giấy thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh;
- Giấy quyết định thành lập chi nhánh được cấp từ chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên;
- Bản sao quyết định giấy bổ nhiệm chủ chi nhánh;
- Bản sao một trong số các giấy tờ cá nhân của chủ chi nhánh (cmnd, cccd, hộ chiếu), đã được chứng thực từ cơ quan thẩm quyền;
- GIấy đề nghị bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Đối với công ty tnhh 2 thành viên, hồ sơ bao gồm :
- Giấy thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh;
- Văn bản quyết định thành lập chi nhánh từ Hội đồng thành viên của công ty;
- Biên bản tổ chức cuộc họp về thành lập chi nhánh;
- Bản sao một trong số các giấy tờ cá nhân của chủ chi nhánh (cmnd, cccd, hộ chiếu), đã được chứng thực từ cơ quan thẩm quyền;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ chi nhánh (trường hợp ngành, nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
Đối với công ty cổ phấn, hồ sơ bao gồm :
- Giấy thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh;
- Văn bản quyết định thành lập chi nhánh từ Hội đồng quản trị của công ty;
- Biên bản tổ chức cuộc họp về thành lập chi nhánh;
- Bản sao một trong số các giấy tờ cá nhân của chủ chi nhánh (cmnd, cccd, hộ chiếu), đã được chứng thực từ cơ quan thẩm quyền;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ chi nhánh (trường hợp ngành, nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ bao gồm :
- Giấy thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao giấy quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ chi nhánh (trường hợp ngành, nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan thẩm quyền;
- Văn bản quyết định thành lập chi nhánh từ chủ sở hữu công ty chủ quản;
- Bản sao một trong số các giấy tờ cá nhân của chủ chi nhánh (cmnd, cccd, hộ chiếu), đã được chứng thực từ cơ quan thẩm quyền.
Hình thức hạch toán thuế của chi nhánh cùng tỉnh
Khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh, nếu doanh nghiệp chọn hình thức hạch toán độc lập thì cần lưu ý thực hiện một số công việc sau :
- Chi nhánh cần đóng và khai báo thuế môn bài, thuế thu nhập theo quy định (nếu chưa có kinh nghiệm trong việc khai báo thuế có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ của Công ty tư vấn Vạn Tín);
- Chi nhánh cần báo cáo thuế ban đầu cho cơ quan thuế thuộc địa bàn quản lý;
- Chi nhánh cần mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số riêng;
- Ngoài việc khai báo thuế, chi nhánh cũng cần báo cáo tài chính cuối năm cho đơn vị quản lý.
Trường hợp chi nhánh chọn hình thức hạch toán phụ thuộc, thì công việc cần lưu ý :
- Chi nhánh cần công khai mức thuế ban đầu;
- Chi nhánh cần đóng phí thuế môn bài theo yêu cầu;
- Báo cáo kế toán chi nhánh và gộp chung với công ty chủ quản
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh cùng tỉnh Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.