• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

08/01/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp
    • Quy mô doanh nghiệp là gì?
    • Lựa chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ
    • Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ
    • Những thông tin thú vị về doanh nghiệp vừa và nhỏ
    • Những thông tin thú vị về các doanh nghiệp lớn
    • Một số lưu ý khi xác định quy mô doanh nghiệp

Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp tất cả các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, thương nhân,…đều cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp của mình. Điều này vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Vậy bạn đã biết quy mô doanh nghiệp là gì chưa? Cách xác định quy mô công ty chính xác? Nên lựa chọn được quy mô kinh doanh nào phù hợp khi thành lập doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất:

Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là gì?

Quy mô doanh nghiệp là việc phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Nguồn vốn, khả năng, sở thích, kinh nghiệm… của chủ đầu tư. Tư vấn thành lập công ty uy tín xin chia sẻ đặc điểm cũng như những kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình một quy mô phù hợp nhất nhé.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp nhỏ

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của các chủ doanh  nghiệp từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Vì sao? Sự phổ biến này là do quy mô nhỏ có khá nhiều ưu điểm  phù hợp khi khởi nghiệp như số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng từ 01 – 50 người, mà doanh nghiệp mới thành lập việc bắt đầu với một vài thành viên sẽ giúp giảm chi phí hoạt động ban đầu. Đồng thời với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý và phân công nhiệm vụ được tốt hơn. Các nhân viên trong doanh nghiệp nhỏ độc lập trong cách làm việc, có thể làm và kiêm nhiệm nhiều việc, có sự nhiệt huyết cao, khăng khít để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tốt nhất. Việc thành lập doanh nghiệp cũng cần cân nhắc xem có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô của mình.
Tuy nhiên khi hoạt động ổn định được 1 thời gian thì nguồn khác hàng bắt đầu ổn định và tăng dần lên. Điều đo đòi hỏi phải có sự phân công lao động rõ ràng cũng như sự chuyên trách của từng bộ phận riêng biệt để thúc đẩy sự chuyên môn hóa và nâng cao hiệu suất công việc trong doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp đòi hỏi phải gia tăng nhân sự trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều. Tùy vào tình hình kinh doanh thực tế mà bộ phận nhân sự họp bàn với ban giám đốc để quyết định số lượng nhân sự cần triển khai thêm.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ

Các hoạt động kinh doanh sản xuất

  • Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…
  • Sản xuất các mặt hàng công nghiêp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép; mây tre đan; sản phẩm thủ công mĩ nghệ…
  • Các hoạt động mua, bán hàng hóa
  • Đại lí bán hàng: Vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.
  • Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

Các hoạt động dich vụ

  • Dich vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí
  • Dịch vụ bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi…)
  • Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…
  • Dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Những thông tin thú vị về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.

Quy mô vốn nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn”

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.

Chủ yếu đầu tư vào các mặt hàng tiêu dùng

Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.
Ngoài những quy mô lựa chọn để thành lập doanh nghiệp, các doanh chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn kế toán trọn gói hay báo cáo thuế. Sau khi hiểu hết các quy mô để thành lập doanh nghiệp, Qúy khách có thể liên hệ với tư vấn Vạn Tín để được bổ sung thêm các dịch vụ tư vấn khác.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Những thông tin thú vị về các doanh nghiệp lớn

Đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của Quốc gia

  • Dù chỉ chiếm 5% trong tổng số các doanh nghiệp được đăng ký hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn lại đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Tạo ra một khối lượng việc làm lớn và chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
  • Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò ổn định nền kinh tế trong những vấn đề khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người “đứng mũi chịu sào” là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.
  • Tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế: các công ty và doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn được ổn định và giảm bớt các biến động.
  • Tạo nên các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng: hiện nay các doanh nghiệp lớn đều hoạt động trong những ngành nghề chủ đạo trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp như tập đoàn dầu khí, tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản.

Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Đóng góp một lượng lớn GDP trong kinh tế của quốc gia.

Các doanh nghiệp lớn có nguồn vốn rất lớn và tiềm lực kinh tế mạnh nên có thể nhanh chóng thay đổi và tiếp xúc với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh về vốn, nhân lực và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp lớn cân bằng giữa việc sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Một số lưu ý khi xác định quy mô doanh nghiệp

QĐ 48/2006 KHÔNG áp dụng cho: Cty mẹ con, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, CTY CP có niêm yết chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và tín dụng.
Nếu DN có quy mô nhỏ và vừa là công ty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Nếu Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện Lực, dầu khí, bảo hiểm, CK… được áp dụng chế đố kế toán đặc thù.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc QĐ48 (TT133/2016 từ 1/1/2017) hoặc TT200/2014
DN lớn áp dụng Thông tư 200/2014 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.
Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp
Mỗi loại hình đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng. Do đó, trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp (hoặc nhà đầu tư) cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện của của mình để đưa ra lựa chọn loại hình cho phù hợp nhất.
Hãy liên lạc tới Vạn Tín để được tư vấn kỹ càng hơn về các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp

Bạn đang theo dõi bài viết Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ

Filed Under: Doanh Nghiệp

Bài viết trước: « Đặt tên công ty theo mệnh kim phù hợp phong thủy
Bài viết tiếp theo: Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ chi tiết nhất »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
  • Các nghiệp vụ kế toán trong công ty sản xuất
  • Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính cần làm
  • Chứng từ kế toán là gì và phương pháp chứng từ kế toán
  • Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
  • Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?
  • Phương pháp kế toán tài khoản 211 – Tài sản cố định theo hướng dẫn của Thông tư 132
  • Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao
  • Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò của kế toán doanh nghiệp
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
  • Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
  • Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
  • ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ?
  • Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ chi tiết nhất
  • Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Chuyên mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp]