Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Công ty cổ phần có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội? qua bài viết dưới đây nhé.
Để trả lời câu hỏi trên và tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp đó như thế nào bạn hãy cùng Vạn Tín tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1.Về mặt luật pháp:
Theo căn cứ tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014 về Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội, quy định:
Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
- Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Từ các quy định trên, việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường.
2.Thế nào là doanh nghiệp xã hội?
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
- Các quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp xã hội được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 96/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH.
Đăng ký doanh nghiệp xã hội:
- Thủ tục tương ứng với từng loại hình công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp xã hội:
- Gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
- Phần tên riêng có thể có thêm chữ “xã hội”;
Không vi phạm điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:
- Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó;
- Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường;
- Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường;
- Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có);
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
- Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về thay đổi nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (với trường hợp thay đổi).
Nhận viện trợ, tài trợ:
Các khoản viện trợ, tài trợ được tiếp nhận:
- Viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
- Tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Mục đích tiếp nhận viện trợ, tài trợ:
- Bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
- Ngoài ra, không được sử dụng viện trợ, tài trợ vì mục đích khác.
Thủ tục tiếp nhận:
- Ký kết văn bản tiếp nhận với các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên;
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết văn bản tiếp nhận, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cho Sở Kế hoạch – Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động:
- Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Báo cáo đánh giá tác động xã hội có các nội dung sau:
- Tên, mã số doanh nghiệp;
- Các khoản ưu đãi, viện trợ hoặc tài trợ đã nhận được;
- Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm; các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết;
- Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã đạt được và các nhóm đối tượng được hưởng lợi tương ứng; nêu rõ các số liệu chứng minh về tác động và lợi ích đã đạt được (nếu có).
Bạn đang theo dõi bài viết Công ty cổ phần có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội? Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.