• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì, Giải thích chi tiết nhất

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
  • Bản chất giấy phép kinh doanh là gì? Tên gọi chính xác nhất cho từng loại giấy chứng nhận như thế nào?
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu ?
  • Vậy giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những thành phần nào?
    • Vì sao trên GPKD hiện tại không cập nhật ngành nghề kinh doanh?

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Bản chất giấy phép kinh doanh là gì? Tên gọi chính xác nhất cho từng loại giấy chứng nhận như thế nào?

Ví dụ: Khi một người muốn thành lập công ty thì trong đầu họ sẽ nghĩ ngay đến xin một loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên họ không biết tên gọi thực tế của “ đăng ký giấy phép kinh doanh là gì?”. Trong đầu họ sẽ quy ước đại khái là: “Giấy phép kinh doanh”. Nhưng thực tế trong trường hợp này tên gọi giấy phép kinh doanh là chưa hoàn toàn chính xác. Mà tên gọi thuật ngữ chuyên ngành chính xác ở đây là: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Về mặt pháp lý, Sở Kế hoạch và đầu tư chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các đối tương khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, với doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký không bị hạn chế ngoại trừ ngành nghề kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu ?

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp.
  • Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Cơ quan cấp là Cục an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Cơ quan cấp, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám, Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép sản xuất thuốc thú y; Nơi cấp Cục thú y sở tại.
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học); Nơi cấp Sở giáo dục Tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép dạy nghề của cơ sở; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép kinh doanh nhập khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy phép kinh doanh xuất khẩu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy phép quảng cáo; Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông.
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
  • Giấy phép bán buôn rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy phép bán lẻ rượu; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nơi cấp Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép khuyến mãi theo chương trình; Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
  • Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại….. Và còn nhiều loại Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Giấy phép khác.​
Ghi chú: Vì tên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khá dài nên thường được mọi người gọi tên là giấy phép kinh doanh (GPKD). Nhưng thật sự, 2 loại giấy phép này là hoàn toàn khác nhau về mặt pháp lý:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là loại giấy chứng nhận sự ra đời và hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể (Có tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp và các thông tin liên quan)
  • Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ được cấp phép riêng, cho phép doanh nghiệp được hoạt động trong một số lĩnh vực cần có sự quản lý của các cơ quan liên quan. Ví dụ: giấy phép kinh doanh rượu, giấy phép bán lẻ thuốc tây, giấy phép karaoke,…
Xem Thêm:   Giá trị doanh nghiệp là gì và cách định giá hiệu quả?

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Trong nội dung bài viết giấy phép kinh doanh là gì? Nhằm để cho mọi người có thể hiểu được các đề mục cấu thành nên một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoàn chỉnh, xin phép được sử dụng từ “giấy phép kinh doanh” thay cho cụm từ “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” để có thể tạo nên sự dễ hiểu, gần gũi với tất cả mọi người.

Vậy giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những thành phần nào?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014 có nội dung sau:
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Vốn điều lệ.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ ghi thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty cổ phần chứ không ghi tất cả thông tin của người sáng lập trong công ty cổ phần nữa.
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Vì sao trên GPKD hiện tại không cập nhật ngành nghề kinh doanh?

Vì kể từ ngày Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành, việc cập nhật ngành nghề kinh doanh lên GPKD đã được lược bỏ. Nếu bạn cần kiểm tra ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hãy tra cứu chúng thông qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Trên là những thông tin về giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn hãy liên hệ cho chúng tôi Luật Vạn Tín chuyên hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp sẽ hỗ trợ bạn. Với đội ngũ nhân viên tư vấn luật chuyên nghiệp sẽ phục vụ khách hàng bằng lương tâm nghề nghiệp của mình dần nâng cao chất lượng dịch vụ làm hài lòng nhiều khách hàng khó tính nhất trên toàn quốc.

Xem Thêm:   Quy Trình Thành Lập Công Ty Mua Bán Cây Cảnh Hợp Pháp Chi Tiết Nhất

Bạn đang theo dõi bài viết Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì và vai trò quan trọng trong nền kinh tế?
Doanh nghiệp liên doanh là gì? khái niệm, lợi ích, quy trình thành lập và các loại hình phổ biến.
Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Lợi Thế Và Bất Lợi Của Mô Hình Công Ty Mẹ – Con Mới Nhất

Filed Under: Doanh Nghiệp

Previous Post: « Đặt tên công ty theo mệnh mộc ý nghĩa hợp phong thuỷ nhất
Next Post: Công Ty Cổ Phần Có Được Chuyển Đổi Thành Doanh Nghiệp Xã Hội? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp