Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Những chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình doanh nghiệp cần biết qua bài viết dưới đây nhé.
Những chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình doanh nghiệp cần biết
Áp dụng chiến lược kinh doanh quốc tế hợp lý sẽ đưa doanh nghiệp thâm nhập và phát triển thành công ở thị trường thế giới. Không chỉ phát triển ở thị trường nội trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt cũng khát vọng đưa doanh nghiệp của mình vươn tầm thế giới để tiếp cận tiềm năng ở thị trường quốc tế. Nhưng việc xâm nhập vào một thị trường ở phạm vi quốc tế sẽ đi kèm cơ hội và nhiều thách thức mà doanh nghiệp không thể thích ứng và đối phó kịp. Vì vậy mà chiến lược kinh doanh quốc tế ra đời, sau đây là những hình thức kinh doanh điển hình đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới. Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Vạn Tín để hiểu rõ về các chiến lược này nhé.
1. Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh quốc tế:
Chiến lược kinh doanh quốc tế được hiểu là việc thực hiện các chiến lược kinh doanh ở thị trường phạm vi quốc tế bằng cách chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị từ mô hình kinh doanh hiện tại và ứng dụng khéo léo những kỹ năng sao cho phù hợp với từng loại khách hàng quốc tế.
Nhìn chung, phần lớn các hoạt động vận hành và sản xuất diễn ra trong kinh doanh không có sự thay đổi nhiều so với thị trường trong nước. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận, marketing, và các chiến lược thâm nhập thị trường sẽ có nhiều điểm khác biệt.
Chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ hướng đi của mình và cách thức triển khai với 4 vai trò then chốt sau:
- Nắm rõ lợi thế và bất khi bắt đầu triển khai
- Giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực nhằm khai thác tốt các cơ hội hiện có.
- Tối thiểu hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
- Khai thác các yếu tố cơ hội, thuận lợi trong môi trường cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực trên thị trường quốc tế.
2. Những mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình
a. Chiến lược quốc tế (international strategy)
Nếu các kế hoạch kinh doanh của bạn chỉ ra được một sự thiếu sót về nguồn cung ứng ở một thị trường quốc tế, hay ít nhất là ở đó những kỹ năng sản xuất và tạo ra sản phẩm này còn nhiều yếu kém, thì đó có thể là cơ hội để bạn áp dụng chiến lược quốc tế tại thị trường đó.
Chiến lược quốc tế tạo ra giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách chuyển chuyển các kĩ năng giá trị và các sản phẩm đến các thị trường quốc tế, nơi mà dường như khách hàng còn quá lạ lẫm với sản phẩm của bạn hoặc thị trường ở đó cho có nhiều giải pháp cung ứng tốt nhất có thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc chiến lược kinh doanh quốc tế này chỉ thực sự có ý nghĩa khi những nhà kinh doanh bản địa chưa thực sự mạnh, các yếu tố về cắt giảm chi phí và các chính sách địa phương không gây tác động lớn đối với doanh nghiệp.
XEM THÊM: Dịch vụ khai báo thuế
b. Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)
Cũng là các sản phẩm và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp bạn, nhưng ở mỗi quốc gia, cách ứng dụng, loại sản phẩm và các chiến lược Marketing sao cho phù hợp với tệp khách hàng ở quốc gia đó.
Đó là cách mà các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa quốc gia sẽ cần phải làm. Hay nói nôm na, đó là một chiến lược riêng biệt cho mỗi quốc gia tùy thuộc theo nhu cầu và móng muốn của thị trường ở nơi đó.
Chiến lược này sẽ đạt được hiệu quả nếu nhu cầu ở thị trường đó thực sự cao và doanh nghiệp của bạn không gặp phải các vấn đề về cắt giảm chi phí.
c. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
Với chiến lược toàn cầu, thông thường các công ty sẽ tập trung vào gia tăng lợi nhuận thông qua tối ưu hóa chi phí sản xuất để đạt được những lợi nhuận cộng dồn lớn hơn.
Phần lớn doanh nghiệp sẽ ứng dụng chiến lược toàn cầu thông qua đưa các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn và phân phối chúng ở tất cả các thị trường lớn nhỏ. Kết luận, giá thành sản phẩm của họ sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ việc sản xuất số lượng hàng hóa lớn đều đặn.
Chiến lược toàn cầu thường được dùng với các doanh nghiệp hay áp lực về sự cắt giảm chi phí và ở những thị trường mà yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không có nhiều tiêu chuẩn khắt khe.
d. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
Đúng như cái tên của nó, thực sự khác biệt với các chiến lược kinh doanh quốc tế nêu trên, chiến lược xuyên quốc gia đòi hỏi một sự nổ lực và cố gắng nhiều hơn nữa, vì chúng ta đang hoạt động trong môi trường có mức độ cạnh tranh cao.
Doanh nghiệp lúc này cần khai thác tất cả các yếu tố thế mạnh then chốt của mình, để tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêngmới tạo được sức ép với các doanh nghiệp địa phương hoạt động cùng lĩnh vực.
Hầu như các doanh nghiệp một khi áp dụng chiến lược này sẽ phải đối mặt với áp lực lớn, và nhiều điều kiện về các yêu cầu khắt khe từ thị trường, và sự cạnh tranh quá khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Như bạn thấy, chiến lược kinh doanh quốc tế là một trong những chiến lược cực kỳ quan trọng, bạn cần cân nhắc thật kỹ để lực chọn loại hình thích hợp. Ngoài cung cấp những thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tài chính, Luật Vạn Tín còn cũng cấp các dịch vụ hữu ích giúp ích cho các cá nhân và doanh nghiệp như dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,… đặc biệt là dịch vụ tư vấn thành lập công ty hãy liên hệ với chũng tôi nếu bạn cần hỗ trợ.
Bạn đang theo dõi bài viết Những chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình doanh nghiệp cần biết Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.