Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ
Khi tự mình đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng, chủ doanh nghiệp sẽ phải tính toán dựa trên những mức chi phí. Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin sau.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí doanh nghiệp phải chi trả để vận hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp vần quản lý tốt chi phí quản lý khi thành lập công ty.
Trong các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, có nhiều khoản chi phí nhỏ nên rất ít được để ý, từ đó dẫn đến việc bỏ sót chi phí được trừ dẫn đến tình trạng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn so với lợi nhuận thực tế của công ty. Trong nội dung bài viết này, sẽ gởi đến các nhà quản lý, các giám đốc lời giải đáp liên quan đến câu hỏi: chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì? Và lưu ý để về mặt hồ sơ, chứng từ để có thể đưa các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế đã chi trả vào chi phí vào chi phí được trừ (chi phí hợp lệ) khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định là chi phí được trừ (chi phí hợp lệ) khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần những điều kiện:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các loại chi phí quản lý doanh nghiệp thường gặp
- Lương và các khoản theo lương
- Lương và các khoản chi liên quan đến tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận quản lý như: Bảo hiểm xã hội, phụ cấp, chi phí may đồng phục,..
- Có thể kể đến một số vị trí thuộc bộ phận quản lý như: giám đốc, kế toán, bảo vệ, tạp vụ,nhân viên IT….
- Văn phòng phẩm, dụng cụ, đồ dùng trong công tác quản lý
- Có thể liệt kê một số khoản thường phát sinh như: giấy in, bút, thước, chi phí in ấn namecard, brochure, bao thư, …
Chi phí thuê văn phòng
- Cần lấy hóa đơn đối với loại chi phí này. Hiện nay, văn phòng sẽ có rất nhiều dạng như: văn phòng chia sẻ, thuê văn phòng trọn gói, thuê mặt bằng kinh doanh hoặc thuê nhà nguyên căn để làm văn phòng công ty,…
- Trong đó, việc thuê mặt bằng hoặc nhà nguyên căn của cá nhân không kinh doanh thường không có hóa đơn chứng từ nên doanh nghiệp thường bỏ sót loại chi phí này. Nếu có thể, hãy yêu cầu cá nhân cho thuê nhà, mặt bằng đến chi cục thuế môn hóa đơn bán hàng để xuất cho công ty và công ty sẽ được ghi nhận khoản chi phí vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hoặc nếu việc thuê nhà không làm phát sinh thu nhập quá 100tr/năm đối với chủ nhà thì hãy làm hợp đồng thuê nhà. Và hàng tháng, khi chi tiền trả tiền thuê nhà thì làm đầy đủ phiếu chi để ghi nhận khoản chi phí này.
- Có thể kể đến như: thuế đất, lệ phí môn bài, lệ phí sao y, chứng thực, phí cầu đường…
Lưu ý: Khoản phí cầu đường là khoản hay bị bỏ sót nhất do không tập hợp được các biên lai thu phí, lệ phí đường bộ. Hãy phối hợp với tài xế hoặc nếu giám đốc tự lái xe đi công tác thì hãy giữ lại các biên lại này
Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
Có thể kể đến như chi phí phân bổ máy in, máy tính, máy photocopy được sử dụng tại bộ phận văn phòng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Có thể kể đến như chi phí khấu hao xe ô tô, chi phí khấu hao xây dựng văn phòng, nhà bảo vệ,…
Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí khác như: chi phí dự phòng phải thu nợ khó đòi, chi phí tiếp khách, ăn uống hoặc sử dụng các dịch vụ mua ngoài như: quà biếu, quà tặng,…
Tổng quan về chi phí quản lý doanh nghiệp trong công ty vừa và nhỏ
- Có thể kể đến các loại dịch vụ thường phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp như: tiền điện thoại, tiền điện, nước, dịch vụ internet, dịch vụ chuyển phát nhanh thư từ,chi phí quảng cáo….
- Các khoản thuế, phí, lệ phí
- Có thể kể đến như: thuế đất, lệ phí môn bài, lệ phí sao y, chứng thực, phí cầu đường… Lưu ý: Khoản phí cầu đường là khoản hay bị bỏ sót nhất do không tập hợp được các biên lai thu phí, lệ phí đường bộ. Hãy phối hợp với tài xế hoặc nếu giám đốc tự lái xe đi công tác thì hãy giữ lại các biên lại này
- Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ
- Có thể kể đến như chi phí phân bổ máy in, máy tính, máy photocopy được sử dụng tại bộ phận văn phòng
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Có thể kể đến như chi phí khấu hao xe ô tô, chi phí khấu hao xây dựng văn phòng, nhà bảo vệ,… Ngoài ra, còn có một số khoản chi phí khác như: chi phí dự phòng phải thu nợ khó đòi, chi phí tiếp khách, ăn uống hoặc sử dụng các dịch vụ mua ngoài như: quà biếu, quà tặng,… Trên đây là liệt kê các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thường phát sinh. Việc tuân thủ và thực hiện đúng chế độ về hóa đơn, chứng từ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí thuế, hoàn toàn đúng luật.
Trên là toàn bộ thông tin về chi phí quảng lý doanh nghiệp vừa và nhỏ các bạn có thể xem qua. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ cho chúng tôi Luật Vạn Tín sẽ tư vấn cho bạn một cách hài lòng nhất.
Bạn đang theo dõi bài viết Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.