Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty mới thành lập qua bài viết dưới đây nhé.
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty mới thành lập
Đối với các công ty mới thành lập có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, từ xây dựng bộ máy lao động đến đầu tư phát triển thương hiệu và huy động vốn đầu tư,… và việc quan trọng nhất là xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, đây được coi là bước đầu tiên trong con đường đi tới thành công của các công ty mới khởi nghiệp. Hôm nay, công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Vạn Tín sẽ chia sẽ các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho công ty mới thành lập.
1. Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là hành động phối hợp các hoạt động, kế hoạch của công ty và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn. Có thể xem như là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định.
Chiến lược kinh doanh vạch ra thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài.
Chiến lược kinh doanh thành công khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Một chiến lược kinh doanh đầy đủ phải bao gồm cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, khác biệt với đổi thủ ở điểm nào và làm sao để mang về doanh thu.
2. Tầm quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh doanh cho công ty mới thành lập
Khi vừa mới thành lập công ty, các nhà lãnh đạo thường chỉ quan tâm vào việc xây dựng cấu trúc bộ máy công ty, hoặc huy động vốn đầu tư cho sản phẩm mà ít chú trọng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm xác định mục tiêu lâu dài cụ thể. Doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm của riêng mình và tiên phong nhờ tính sáng tạo và độc đáo của sản phẩm tuy nhiên nếu không có chiến lược kinh doanh vững chắc- 1 nền tảng cốt lõi để dựa vào đó phát triển hơn trong tương lai, thì giá trị của sản phẩm cùng với thương hiệu của công ty sẽ không thể tiến xa.
- Khi doanh nghiệp sẵn sàng cho chiến lược kinh doanh, dianh nghiệp mới sẽ nắm được tổng quan thách thức và cơ hội phát triển đối với nguồn lực của công ty, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, nguồn lực còn nhiều hạn chế và ngân sách cũng có hạn chính vì vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải thực hiện càng sớm càng tốt để doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhân sự, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
- Những kiến thức tổng quan về thị trường và về đối thủ của các công ty mới thành lập thực sự còn nhiều hạn chế, vì thế chiến lược kinh doanh sẽ mang đến nhiều góc nhìn khác nhau thông qua quá trình tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp
- Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh còn giúp gắn kết nguồn nhân lực tăng sức mạnh nội hàm của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Vì mới thành lập nên doanh nghiệp trẻ còn thiếu sự liên kết với các tổ chức, cá nhân cùng ngành, xây dựng chiến lược kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng mà còn kết nối với những đối tác cùng mục tiêu với mình, giúp tăng thêm cơ hội tiếp cận hách hàng.
Xem thêm: Thành lập công ty TP.HCM
3. Chiến lược kinh doanh cho công ty mới thành lập
a. Thiết lập mục tiêu
Doanh nghiệp trẻ cần xác định mục tiêu cụ thể trong trương lai, và chúng phải mang tính khả thi và thực tế với thị trường kinh doanh. Các mục tiêu thường xoay quanh các vấn đề về doanh thu, thị phần, vốn đầu tư, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Đối với các công ty mới thành lập nên tạo mục tiêu cụ thể rõ ràng nhất, nếu có thể hãy vạch ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để từng bước thực hiện, tránh rối trí và mất phương hướng kinh doanh.
b. Lựa chọn thị trường.
Bất kỳ thị trường lĩnh vực kinh doanh nào đều mang tính cạnh tranh cao, và càng khắt nghiệt hơn đối với những “người mới vào nghề”, chính vì vậy là việc lưa chọn thị trường kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của một công ty. Chủ doanh nghiệp nên lựa chọn thị trường tiềm năng và môi trường đó thể hiện giúp công ty thể hiện đực những thế mạnh của mình.
c. Lựa chọn nhân sự
Một công ty muốn phát triển, điều đầu tiên là phải có nhân viên tốt. Kế hoạch đánh giá năng lực nhân viên hiện thời và kế hoạch ứng tuyển nhân viên mới luôn bắt buộc phải có và được sử dụng linh hoạt. Với công ty trẻ ngân sách còn hạn hẹp muốn tuyển được nhân viên tài năng hầu như rất khó nhưng nếu bạn chỉ ra được mục tiêu và khả năng của công ty trong tương lai thì họ sẽ chấp nhận cống hiến cho công ty nhưng điều này sẽ duy trì trong một thời gian cố định nếu như công ty không đáp ứng được những điều kiện ban đầu với họ.
d. Thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xu hướng
Với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập phải tập trung vào quan sát sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng vì chúng thay đổi liên tục qua từng mốc thời gian. Chỉ khi nắm bắt và cập nhật kịp thời những xu hướng tác động đến hành vi mua hàng và ứng phó với sự thay đổi của người tiêu dùng, công ty trẻ mới có thể thúc đẩy doanh thu của mình và quảng bá thương hiệu của mình đi xa hơn.
Bạn đang theo dõi bài viết Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty mới thành lập Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.