Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Các loại thuế phải đóng nếu muốn thành lập công ty đúng quy định pháp luật qua bài viết dưới đây nhé.
Các loại thuế cần đóng sau khi thành lập công ty
Thuế môn bài
Thuế môn bài được biết đến là môt loại thuế thu đối với hoạt động kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
Lệ phí môn bài được định nghĩa là khoản tiền phải nộp định kỳ theo thời gian hằng năm hoặc khi doanh nghiệp mới thành lập kinh doanh, sản xuất cần phải nộp dựa trên số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nộp cho Phòng kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra còn dựa trên doanh thu của năm nếu thuộc loại hình là cá nhân hay hộ kinh doanh.
Cứ mỗi hằng năm, Nhà nước sẽ thu ấn định trước mà không dựa trên tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, do thuế môn bài là loại thuế thu đối với việc khai trương sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp. Trên hết người nộp thuế môn bài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ được coi là thẻ môn bài, đó sẽ giúp doanh nghiệp chứng nhận tính hợp pháp nghành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng nộp thuế môn bài theo đúng quy định pháp luật đề ra
Người bắt buộc phải nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nằm trong đối tượng mà pháp luật liệt kê như sau :
- Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật
- Các tổ chức được thành lập dựa trên luật hợp tác xã
- Các tổ chức kinh tế như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội-nghề nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân theo quy định pháp luật
- Các tổ chức thuộc loại hình khác nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Các chi nhánh, văn phòng của các tổ chức được nêu trên
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hay hộ gia đình có đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh
Mức nộp thuế
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
- Có vốn điều lệ hay vốn đầu tư trên 10 tỷ phải nộp 03 triệu đồng/năm.
- Có vốn điều lệ hay vốn đầu tư dưới 10 tỷ phải nộp 02 triệu đồng/năm.
- Các chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác phải nộp 01 tiệu đồng/năm.
Đối với các cá nhân và hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
- Có doanh thu hằng năm trên 500 triệu đồng phải nộp 01 triệu đồng/năm
- Có doanh thu hằng năm trên 100-300 triệu đồng phải nộp 300,000 đồng/năm
- Có doanh thu hằng năm trên 300-500 triệu đồng phải nộp 500,000 đồng/năm
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng hay còn biết đến với tên viết tắt là thuế GTGT, là một loại thuế bán hàng được xem là phần chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm nên giá lúc nhập hàng về với giá bán ra thị trường sẽ khác nhau.
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT sẽ phải tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề mà mình hoạt động đăng ký kinh doanh mà giao động nộp thuế từ 0%, 5% hoặc 10%.
Đối tượng áp dụng nộp thuế bao gồm :
- Các chủ sở hữu Thành lập doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh được đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật.
- Các tổ chức kinh tế như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội-nghề nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân theo quy định pháp luật.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài đăng ký hợp tác kinh doanh đúng theo quy định Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh độc lập trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu,…
Cách tính thuế GTGT gồm hai phương pháp chính mà pháp luật quy định cụ thể :
- Phương pháp tính trực tiếp : Thuế GTGT phải nộp = GTGT của sản phẩm * Thuế suất GTGT của sản phẩm
- Phương pháp tính khấu trừ : Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế thu dựa trên khoản thu lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ các khoản chi phí khác liên quan mà pháp luật quy định. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hầu hết là các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất sản phẩm, hàng hóa đều bắt buộc nộp loại thuế này.
Công thức chính để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể :
- Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp một số doanh nghiệp trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính như sau :
- Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích cho quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung cho toàn loại hình doanh nghiệp là 20%.
Các doanh nghiệp có tổng doanh thu hằng năm không vượt quá 20 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế suất áp dụng 20%.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là loại thuế mà các chủ doanh nghiệp khi chi trả thu nhập cho người lao động cần phải tiến hành khai báo và nộp thuế thay cho người lao động, được tính theo từng mốc thời gian cố định.
Các thu nhập của người lao động phải chịu thuế cụ thể :
- Tiền lương, tiền công, thù lao của người lao động
- Trợ cấp, phụ cấp cho người lao động
- Tiền tham gia hội đồng quản trị, hiệp hội kinh doanh hay ban kiểm soát,…được pháp luật quy định nộp thuế.
Mức phần trăm mà chủ doanh nghiệp nộp cho Nhà nước gồm :
- Tiền dưới 05 triệu đồng/tháng phải nộp 5%
- Tiền từ 05-10 tiệu đồng/tháng phải nộp 10%
- Tiền từ 10-18 triệu đồng/tháng phải nộp 15%
- Tiền từ 18-32 triệu đồng/tháng phải nộp 20%
Công thức cụ thể : Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế TNCN * thuế suất
Như đề cập bên trên gồm 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp cần phải đóng theo quy định thời gian, cũng như mức nộp cho Nhà nước theo quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp không hoàn thành đủ các loại thuế bên trên sẽ bị xử phạt về vấn đề nộp chậm thuế với một số mức phạt như quy định và không được cấp phép hoạt động kinh doanh trên địa bàn đăng ký.
Bạn đang theo dõi bài viết Các loại thuế phải đóng nếu muốn thành lập công ty đúng quy định pháp luật Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.