Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty phát hành sách qua bài viết dưới đây nhé.
Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.” (Quy định tại khoản 3, điều 4 Luật Xuất bản 2012). Muốn thành lập công ty phát hành sách, bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ, thủ tục,… Bài viết dưới đây, công ty tư vấn Vạn Tín sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
1. Phát hành sách là gì?
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh; bao gồm các hình thức sau:
- Sách in;
- Sách chữ nổi;
- Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp;
- Các loại lịch;
- Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
2. Chuẩn bị trước khi thành lập công ty phát hành sách
a. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phát hành sách:
Giấy đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty.
- Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp
- Danh sách cổ đông cùng thành viên có góp vốn vào công ty.
- Các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
b. Lưu ý khi đặt địa chỉ công ty phát hành sách
- Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.
- Cấm đặt địa chỉ công ty phát hành sách ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.
c. Lưu ý về việc đặt tên cho công ty:
Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. Còn tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
d. Lưu ý về vốn khi thành lập công ty phát hành sách
Muốn thành lập công ty phát hành sách thì chắc chắc doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu
e. Lưu ý khi chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty:
Công ty phát hành sách cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.
3. Quy trình thành lập công ty tại TPHCM:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để làm thủ tục mở công ty
- Chọn tên công ty: phù hợp theo qui định của pháp luật, không trùng tên công ty
- Xác định loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, Công ty Cổ Phần, Công ty Doanh nghiệp tư nhân
- Chọn địa chỉ thành lập công ty: không được là nhà chung cư, nhà tập thể
- Xác định ngành nghề, vốn điều lệ
- Xác định người đại diện pháp luật
Bước 2:Tiến hành làm thủ tục thành lập công ty:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; dự thảo điều lệ công ty; danh sách các cổ đông cũng như các thành viên sáng lập; giấy tờ chứng thực; văn bản xác nhận vốn; chứng chỉ hành nghề.
- Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (cần có giấy ủy quyền nếu có người đi thay) hoặc có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập lên Sở đầu tư.
Bước 3: Hoàn thành thủ tục mở công ty. Thời gian hoàn tất cấp giấy chứng nhận kinh doanh là 7 ngày.
Bước 4: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu
Doanh nghiệp thực hiện khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.
4. Những điều cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp:
+Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: tiến hành công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Nội dung công bố gồm:
- Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Ngành, nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài( đối với công ty Cổ phần).
+Khắc dấu và công bố mẫu dấu
+Đăng kí thuế: Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế.
- Thuế môn bài: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp.
+ Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
+Giấy phép con: , nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép du học, bảo vệ, du lịch lữ hành quốc tế…
+Thực hiện góp vốn theo cam kết:
- Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu và các thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Đối với công ty Cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN.
+Am hiểu về pháp luật nắm vững nguồn hàng đang kinh doanh
+ Vấn đề về sử dụng lao động và chế độ bảo hiểm:
- Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Kế toán của doanh nghiệp sẽ phải lên cơ quan BHXH quận để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty phát hành sách Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.