• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào?

06/10/2022 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào? qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào?
  • Nội thất là gì?
  • Một số lưu ý khi kinh doanh nội thất?
  • Chuẩn bị gì khi thành lập công ty nội thất
    • 1. Chuẩn bị tên công ty kinh doanh nội thất:
    • 2. Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh nội thất:
    • 3. Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công kinh doanh nội thất:
    • 4. Chuẩn bị vốn điều lệ:
  • Thủ tục thành lập công ty nội thất
    • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
    • Bước 2: Nộp hồ sơ và trả kết quả
    • Bước 3: Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào?

Một trong những ngành nghề đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay chính là thiết kế nội thất, được xem là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo nên một cuộc sống hoàn hảo. Chính vì thế mà trong những năm gần đây có rất nhiều những công ty về thiết kế nội thất được “mọc” lên. Vậy, việc thành lập công ty nội thất hiện nay có điều kiện gì? Thủ tục pháp lý như thế nào?” Và tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới. Công ty tư vấn Vạn Tín sẽ tư vấn thành lập công ty nội thất cho bạn một cách chi tiết và giúp bạn hoàn thành nhanh nhất.

Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào?

Nội thất là gì?

Nội thất là các tài sản, vật dụng khác được bố trí, trang trí bên trong một không gian nội thất như căn nhà, căn phòng hay cả tòa nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con người trong công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận tiện cho công việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản… Các nội thất có thể kể đến như giường, tủ, bàn, ghế, tranh ảnh treo tường,… Đồ nội thất có thể được làm bằng rất nhiều loại chất liệu khác nhau như gỗ, sắt, thủy tinh, đồng,…
Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào?

Một số lưu ý khi kinh doanh nội thất?

  1. Do các sản phẩm là đồ nội thất là vô vàn với nhiều chủng loại, nhiều mẫu mã kiểu dáng nên công ty kinh doanh đồ nội thất cần xác định rõ mặt hàng công ty kinh doanh là đồ nội thất ngoại hay nội, đồ nội thất có sẵn hay đóng theo yêu cầu không gian, ….
  2. Những người mở công ty kinh doanh nội thất cần chuẩn bị thật kỹ cho mình các kiến thức về đồ nội thất. Kiến thức về đồ nội thất không chỉ giúp chủ sở hữu công ty có thể phân biệt được hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng loại 1, 2, 3 mà còn có thể tư vấn cho khách hàng.
  3. Kinh doanh nội thất có thể mang đến khoản lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu công ty chỉ khi chủ sở hữu công ty có chiến lược kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu khách hàng.

Chuẩn bị gì khi thành lập công ty nội thất

1. Chuẩn bị tên công ty kinh doanh nội thất:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty kinh doanh nội thất gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp. Có rất nhiều loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty tư nhân,…Phần tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh nội thất:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

3. Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công kinh doanh nội thất:

Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh nội thất được quy định như sau:
•Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình;
•Mã ngành 4753: Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh;
•Mã ngành 4759: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế,..;
•Mã ngành 4791: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet;
•Mã ngành 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng;
•Mã ngành 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng.

4. Chuẩn bị vốn điều lệ:

Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề kinh doanh nội thất thì không có yêu cầu về vốn pháp định.
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty nội thất ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Thủ tục thành lập công ty nội thất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm các loại giấy tờ sau:
•Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty thiết kế nội thất theo mẫu quy định tại Phụ lục I theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà mẫu sẽ khác nhau);
•Điều lệ công ty (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân không cần nộp Điều lệ công ty);
•Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
•Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và một số giấy tờ khác (nếu cần).

Bước 2: Nộp hồ sơ và trả kết quả

Bạn nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Các chuyên viên tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và phản hồi cho bạn. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì trong vòng từ 1 đến 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục trước khi đi vào hoạt động kinh doanh chính thức như sau:
•Treo biển tại trụ sở công ty;
•Khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu tới Phòng đăng ký kinh doanh;
•Đăng ký tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản tới Phòng đăng ký kinh doanh và đăng ký phương thức tính thuế;
•Kê khai và nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
•In và đặt hóa đơn, đăng ký chữ ký số điện tử;
•Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Bạn đang theo dõi bài viết Cần chuẩn bị gì và thủ tục thành lập công ty nội thất như thế nào? Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ

Filed Under: Doanh Nghiệp

Bài viết trước: « Bật mí phương tiện truyền thông giúp nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ
Bài viết tiếp theo: Thành lập công ty kinh doanh thiết bị điện tử và các thủ tục cần thiết khi thành lập công ty »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
  • Các nghiệp vụ kế toán trong công ty sản xuất
  • Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính cần làm
  • Chứng từ kế toán là gì và phương pháp chứng từ kế toán
  • Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
  • Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?
  • Phương pháp kế toán tài khoản 211 – Tài sản cố định theo hướng dẫn của Thông tư 132
  • Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao
  • Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò của kế toán doanh nghiệp
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
  • Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
  • Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
  • ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ?
  • Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ chi tiết nhất
  • Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Chuyên mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp]