Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty may mặc – Kinh nghiệm thành công qua bài viết dưới đây nhé.
I/ Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin khi mở công ty may mặc
1. Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
- Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty may mặc mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
- Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.
- Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt
- Mã ngành 1511: Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
- Mã ngành 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
- Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Mã ngành 1323: Sản xuất thảm, chăn đệm
- Mã ngành 1321: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
- Mã ngành 1311: Sản xuất sợi
- Mã ngành 1313: Hoàn thiện sản phẩm dệt
- Mã ngành 1312: Sản xuất vải dệt thoi
- Mã ngành 1329: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
- Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
- Mã ngành 1322: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
- Mã ngành 4751: Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
- Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
2. Đặt tên cho công ty may mặc đúng quy định
Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp may mặc có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty may mặc.
Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong 5 loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt.
3. Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty may mặc
Doanh nghiệp may mặc phải thực hiện kê khai vốn điều lệ khi mở công ty may mặc. Thông thường thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty may mặc.
Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, ví dụ ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được tiến hành đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp khi thành lập công ty may mặc, vì nó sẽ ảnh hưởng đến 1 phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác.
4. Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng
Chủ doanh nghiệp may mặc cần mang theo CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở cho công ty một tài khoản giao dịch. Sau đó, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.
5. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn tối thiểu
6. Chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty may mặc
Doanh nghiệp phải dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp… để chọn cho công ty một loại hình doanh nghiệp phù hợp, có khả năng giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh được các rủi ro trong tương lai.
Hiện nay, Luật doanh nghiệp chia loại hình công ty thành 5 loại gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh, doanh nghiệp hãy xem xét, đánh giá và chọn lựa đúng đắn.
7. Chọn người đại diện theo pháp luật của công ty may mặc
Các công ty may mặc khi thành lập có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp hãy chuẩn bị người có năng lực và trí tuệ và đủ tin tưởng. Bởi người đại diện có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý liên quan trong công ty. Để thuận tiện, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty may mặc.
8. Chọn địa chỉ hoạt động kinh doanh của công ty may mặc
Các công ty may mặc mới thành lập có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty may mặc.
Mở công ty may mặc cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của doanh nghiệp may mặc phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.
II/ Kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty may mặc
1. Khắc con dấu của công ty sau khi có mã số thuế
Công ty may mặc cần có con dấu riêng, do đó, cần tiến hành đặt khắc con dấu khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Nhưng nội dung trên con dấu phải đảm bảo có đầy đủ tên công ty may mặc và mã số doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
2. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho công ty may mặc
3.Thuê kế toán riêng hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
Để thuận tiện trong việc kê khai, đóng thuế, doanh nghiệp sẽ cần thuê riêng một kế toán công ty may mặc. Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn giải quyết được những vấn đề liên quan đến kê khai, quyết toán thuế, sổ sách thì các công ty may mặc mới thành lập có thể tham khảo sử dụng dịch vụ kế toán ( bạn có thể xem thêm bài viết : Tư vấn dịch vụ kế toán thuế mới nhất)
4. Làm và treo bảng hiệu công ty may mặc
5. Mua chữ ký số đăng ký đóng thuế online
Doanh nghiệp may mặc cần đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế và tờ khai thuế online. Chữ ký số có thể mua ở nhiều nơi, nhưng doanh nghiệp cần chọn một địa chỉ uy tín để mau chữ ký số cho công ty mình.
Sau đó, doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình để kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số trong việc đóng thuế online.
6. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp may mặc
Sau khi thành lập công ty may mặc, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh.
Nếu trong thời gian quy định, mà công ty may mặc không công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ tùy theo mức độ vi phạm.
7. Kê khai và đóng thuế đúng quy định sau khi mở công ty
Công ty may mặc cần làm tờ kê khai thuế và nộp lên cho cơ quan quản lý thuế theo đúng thời gian quy định.
Hơn nữa, khi kinh doanh dịch vụ may mặc, doanh nghiệp sẽ phải đóng các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài (Thuế môn bài sẽ tùy thuộc vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu thuế môn bài/ năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì cần đóng 2 triệu thuế môn bài/ năm).
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty may mặc – Kinh nghiệm thành công Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.