Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Để bắt đầu thành lập công ty cần chuẩn bị những gì? qua bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị khoản tiền dự trữ đủ để chi tiêu cho các loại chi phí trong vòng 1 năm
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành lập công ty. Không phải ai cũng có thể thành công từ khi mới bắt đầu, những khó khăn mà bạn không thể lường trước được sẽ tạo cho bạn những khoản chi phí khổng lồ, nếu không có sự chuẩn bị từ trước công ty bạn sẽ ngã gục ngay từ ngày đầu thành lập. Với nguồn vốn được dự trữ sử dụng trong khoảng thời gian một năm sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn là suốt ngày lo lắng về các vấn đề thiếu hụt tài chính.
Đối với những cá nhân đã lập gia đình hoặc vừa có công việc ổn định vừa thành lập công ty riêng có thể sử dụng biện pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Nhưng đa số mọi người không có được khả năng, điều kiện đó. Vậy nên trước khi bước vào cuộc chiến khốc liệt này bạn phải để dành riêng ra một khoảng tiền riêng trong ngân hàng, nó đủ đáp ứng hai nhu cầu là đủ nuôi sống bạn và gia đình trong khi công ty chi kiếm ra lợi nhuận và giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình quản lý, vận hành công ty.
Vấn đề nhân sự, con người, đối tác
Nhân sự chắc chắn là nhân tố bắt buộc phải có nhưng đối với những người thành lập công ty nhỏ không có nhiều tiền thì việc quyết định thuê bao nhiêu nhân viên, thuê vị trí nào, nhân viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Đây là những câu hỏi luôn làm đau đầu nhà các nhà đầu tư khi mới thành lập công ty. Có nhân cá nhân vì kinh phí quá nhỏ , họ quyết định tự mình làm nhiều việc và chỉ thuê một vài người để trợ giúp.
Việc tìm kiếm các đối tác để cùng phát triển công ty cũng là điều cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, cẩn trọng. Sự phát triển của công ty cũng như khả năng tồn tại trên thị trường bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào những đối tác của các công ty.
Các thủ tục về giấy tờ, pháp lý
Để việc kinh doanh của bạn trở nên hợp pháp và được pháp luật công nhận, các cá nhân/tổ chức phải nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền theo đúng các yêu cầu của pháp luật. Những thủ tục về đăng ký ngành nghề kinh doanh, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính của ty, nộp thuế đúng hạn, khai báo thông tin minh bách,…là những việc phải được tiến hành ngay lập tức, không được chậm trễ – kéo dài. Nếu không bạn có thể sẽ gặp nhiều rủi ro liên quan đến các vấn đề hình sự,…
Nếu bạn là người mới, không biết và nắm bắt được các quy trình thủ tục pháp lý, bạn có thể sử dụng các gói dịch vụ của Luật Vạn Tín như Tư vấn thành lập công ty, Thành lập công ty trọn gói. Các gói dịch vụ này sẽ giúp các vấn đề về đăng ký thủ tục pháp lý cho công ty bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều-Vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, lại tránh những rủi ro bị phạt do sai phạm pháp luật.
Lên kế hoạch truyền thông- Quảng cáo cho sản phẩm của công ty
Marketing rất quan trọng trong quá trình thành lập công ty của các bạn. Rất nhiều cá nhân tiến hành thành lập công ty chuẩn bị mọi thứ rất kỹ lưỡng nhưng lại không chú ý đến việc làm sao để có thể quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của mình đến khách hàng. Và kết quả là Doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian định hướng và nỗ lực gấp đôi để duy trì hoạt động nhưng lại không hiệu quả.
Xác định rõ thị trường và khách hàng công ty muốn hướng đến
Ngay cả khi mới bắt đầu chuẩn bị thành lập công ty bạn cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, cẩn trọng, chính xác. Xác định đúng tập khách hàng mục tiêu công ty muốn hướng đến là ai. Bạn có thể nắm bắt được thông tin của khách hàng mục tiêu bằng việc thuê các công ty nghiên cứu thị trường hoặc tự mình tiến hành nghiên cứu, điều tra.
Bên cạnh đó, trước khi thành lập công ty bạn cũng cần nghiên cứu, phân tích điểm mạnh và điểm yếu các đối thủ cạnh tranh đã có mặt trên thị trường. Công việc này giúp bạn rút được kinh nghiệm từ những sai lầm cũ của họ và tự tạo cho mình một hướng đi mới khi bước vào hành trình xây dựng, thành lập công ty.
4 điều bạn cần biết để thành lập công ty kinh doanh thành công
Trước khi bắt đầu tự thành lập công ty, người kinh doanh cần tự trả lời một số câu hỏi để xem xét mình đã đủ năng lực, khả năng tự thành lập, điều hành công ty, và sẵn sàng đối mặt với các tình huống xấu nhất xảy ra hay không.
1.Bạn có khả năng hoàn thành công việc độc lập không?
Rất nhiều người nghĩ rằng nắm quyền tự điều hành công việc của mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên điều ngộ nhận này là hoàn toàn không đúng. Việc tự thành lập công ty sẽ khiến bạn phải chịu trách trước trước nhiều rủi ro hơn, bạn phải làm mọi việc mà không có sự hướng dẫn hay giúp đỡ nào. Vì vậy một người doanh nhân phải có đầy đủ ba nhân tố như: độc lập, linh hoạt, kỷ luật tốt-không cần một theo dõi cũng có thể hoàn thành tốt công việc với hiệu suất cao nhất. Để đạt được ba yếu tố này đòi hỏi bạn phải nỗ lực trong công việc hàng ngày và tự khắt khe đối với chính mình.
2. Bạn là một doanh nhân thành đạt hay chỉ là một người giỏi về phát triển sản phẩm?
Việc có một ý tưởng tốt là một điều tuyệt vời tuy nhiên nó lại không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn đến việc thành công của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều doanh nghiệp- mà người đứng đầu chỉ tập trung vào việc phát triển các sản phẩm, bằng sáng chế,..mà bỏ quả các hoạt động khác để phát triển doanh nghiệp.
Một công ty chỉ có sản phẩm tốt mà không có các chiến lược kinh doanh ổn định sẽ rất khó trụ lại trên thị trường, đã có rất nhiều sự thất bại từ vấn đề này thông thường các công ty này sẽ bị mua lại hoặc phá sản.
3. Ý tưởng thành lập công ty có đáng giá với người tiêu dùng?
Để thành lập một công ty thành công và mang lại lợi nhuận cho bạn niềm đam mê và những ý tưởng của bạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên những yếu tố này phải được gắn liền với việc sản phẩm tạo ra mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng.
Người tiêu dùng sẽ chỉ quan tâm đến những sản phẩm/ dịch vụ họ bỏ tiền ra để sở hữu có xứng đáng hay không. Nó có kích thích họ mua lần nữa hay không. Nếu bạn hoạt động trong một lĩnh vực mà khách hàng không để ý đến, vấn đề thất bại chỉ là sớm muốn đối với doanh nghiệp của bạn.
4. Bạn phản ứng với những lời bị từ chối ,với sự thất vọng về ý tưởng của mình như thế nào?
Khi bạn bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh và kêu gọi nhà đầu tư, việc bị từ chối và đánh giá thấp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên là một doanh nhân, bạn luôn phải có những cách phản ứng tích cực nhất để đối mặt với những tin xấu từ nhà đầu tư hoặc hoặc từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Nếu bạn là người có suy nghĩ dễ dàng từ bỏ hoặc không làm chủ được cảm xúc của mình, điều đó sẽ khiến bạn rất khó đi được xa trong cuộc chạy đua này.
Bạn đang theo dõi bài viết Để bắt đầu thành lập công ty cần chuẩn bị những gì? Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.