Nhắc đến hoạt động kinh doanh, chắc chắn sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến quy trình xây dựng và thực hiện quản lý tài sản trong doanh nghiệp. Càng phát triển, số lượng tài sản càng lớn thì sự cần thiết của việc quản lý và gìn giữ, tránh tình trạng thất thu càng tăng. Bài viết dưới đây sẽ mang tới quý độc giả những thông tin cụ thể hơn về yếu tố này cũng như phương thức xây dựng quy trình quản lý chi tiết, hiệu quả và tối ưu nhất.
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp là gì?
Xây dựng và phát triển công ty dần tiến những bước cao hơn, xa hơn trên thị trường nhiều biến động, chắc chắn người lãnh đạo và quản lý phải để tâm đến nguồn tài sản và những kết quả công ty hiện có. Lúc này, cơ chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp xuất hiện chính là phương án hiệu quả nhất để bảo vệ, gìn giữ và phát triển chúng cùng với quy trình vận hành của công ty.
Hiểu một cách đơn giản, tài sản mà các doanh nghiệp có chính là những thứ tồn tại thực tế và do bộ máy công ty toàn quyền sở hữu cũng như sử dụng. Chúng có thể là những vật hữu hình và quan sát bằng mắt thường được như sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, máy móc hay nhà kho, hoặc tồn tại ở dạng vô hình như bản quyền, sở hữu trí tuệ, logo, nhãn hiệu…
Có thể khẳng định, những tài sản mà doanh nghiệp sở hữu có tác động rất lớn đến hoạt động và vận hành nói chung, cũng như là minh chứng khẳng định sự hiện hữu trên thương trường cùng thương hiệu và giá trị tạo lập riêng của công ty. Chính vì vậy, quản lý tài sản trong doanh nghiệp góp một phần quan trọng trên con đường phát triển và nâng tầm giá trị công ty.
Như vậy có thể hiểu quản lý tài sản trong doanh nghiệp chính là hoạt động xây dựng kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ việc bảo vệ, gìn giữ, xử lý, vận hành tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, bị đánh cắp và cải thiện công năng sử dụng của tài sản đó.
Nhờ quy trình này, bộ phận lãnh đạo và quản lý sẽ có khả năng nhanh chóng kiểm soát được tình trạng hiện thời của tài sản nhằm đưa ra các biện pháp xử lý và giải quyết hiệu quả, xác định được chính xác chất lượng và độ hữu ích của chúng để tiến hành phát triển hoặc thanh lý theo quy định, đồng thời tính toán được tỷ lệ khấu hao cụ thể cho tổng thể bộ máy doanh nghiệp.
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp gồm những công việc gì?
Nắm trong mình vai trò và tác động không hề nhỏ đến hoạt động của công ty, tổ chức, không khó hiểu khi quản lý tài sản trong doanh nghiệp mang trong mình rất nhiều nhiệm vụ và công việc cụ thể, sao cho đảm bảo các tài sản thuộc quyền sở hữu luôn được bảo vệ tối đa và hoạt động hết công suất nhằm mang lại lợi nhuận, lợi ích chung cho tập thể.
Về cơ bản, các hoạt động quản lý tài sản doanh nghiệp bao gồm:
- Quản lý sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: Người chịu trách nhiệm quản lý tài sản trong doanh nghiệp luôn cần quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng, thường xuyên hiện trạng của tài sản trong doanh nghiệp nhằm có những hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, đảm bảo chúng luôn hoạt động hết công suất và đáp ứng đầy đủ điều kiện, yêu cầu của quá trình cấu thành sản phẩm
- Quản lý đầu tư tài sản: Các hoạt động như nâng cấp, mua sắm để đảm bảo năng suất và chất lượng vận hành của tài sản cũng phải được thường xuyên thực hiện khi quản lý tài sản trong doanh nghiệp
- Thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng tài sản:Đây là việc làm cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sau mỗi lần kiểm kê tài sản cùng những đánh giá trực quan về chất lượng và tốc độ vận hành của chúng, người chịu trách nhiệm quản lý sẽ có cho mình cái nhìn cụ thể và rõ ràng hóa qua số liệu, báo cáo, giúp quản lý và lãnh đạo nắm rõ về tình hình hao hụt, thiếu sót hoặc mất mát của tài sản, từ đó đưa ra phương hướng xử lý phù hợp.
- Quản lý khấu hao tài sản: Mỗi loại tài sản sẽ có một mức khấu hao nhất định. Thông qua quá trình quản lý tài sản doanh nghiệp kỹ lưỡng và thường xuyên, quản lý sẽ xác định được liệu tài sản này có nên đổi để phù hợp với tính chất sản xuất sản phẩm của công ty hay không và nếu có, nên chuẩn bị phương án tài chính như thế nào.
- Thanh lý tài sản: Với các tài sản đã hỏng hóc hoặc không thể đáp ứng yêu cầu của thời đại, thanh lý là hoạt động cần thiết.
Hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện quản lý tài sản doanh nghiệp
Ở tất cả tổ chức, tập thể, thực hiện quản lý tài sản trong doanh nghiệp luôn là một bước quan trọng và vững chắc để tạo nên giá trị phát triển bền vững. Với người chịu trách nhiệm, việc thuộc nằm lòng quy trình xây dựng và tiến hành quản lý là điều bắt buộc để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa các nguồn tài sản được sử dụng trong công ty.
Về tổng quan, quy trình ấy có những bước lần lượt như sau:
- Lập kế hoạch quản lý mua sắm, đầu tư: giúp người quản lý lựa chọn cho mình những tài sản phù hợp với tính chất doanh nghiệp cũng như nắm rõ được định lượng, số lượng tài sản đang sở hữu.
- Cập nhật nguồn tài sản vào hệ thống chung của công ty để ban điều hành và quản lý có thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra.
- Đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động sản xuất, tạo sản phẩm.
- Thu hồi tài sản, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa: Sau khi được sử dụng thường xuyên, tài sản sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng về máy móc và chất lượng hoạt động. Lúc này, người quản lý tài sản doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thu hồi tài sản để kiểm tra và sửa chữa nếu hỏng hóc.
- Thanh lý tài sản: Trong trường hợp sau khi thu hồi tài sản và tiến hành kiểm tra, người quản lý nhận thấy tài sản đã không thể sử dụng và sửa chữa được nữa thì sẽ tiến hành thanh lý. Hoạt động nhượng lại này sẽ giúp doanh nghiệp không gặp phải tình trạng quá lỗ vốn và tránh thất thoát tài sản.
- Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng tài sản đã bàn giao: Thường xuyên rà soát, kiểm tra tài sản đã bàn giao sẽ giúp quản lý kiểm soát được chất lượng và số lượng tài sản hiện có trong công ty, cũng như phát hiện ra sai phạm nếu có và đưa hướng giải quyết kịp thời.
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp đóng một phần không nhỏ trong tiến trình hoạt động chung của tổ chức, giúp kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên sẵn có trong công ty và có những định hướng, phương hướng riêng khi sản xuất sản phẩm ra thị trường. Xây dựng quy tắc quản lý hiệu quả và tối ưu cũng giúp bộ máy vận hành doanh nghiệp hoạt động chắc chắn và tự tin hơn bao giờ hết.