Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Tài liệu thành lập công ty thực hiện mô hình OEM qua bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm OEM
OEM là tên viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer, được hiểu theo tiếng việt là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Thuật ngữ này ra đời để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng từ đối tác hoặc thông số kỹ thuật đặt trước của công ty khác. Ngoài ra còn được hiểu theo một cách khác, đơn giản hơn là công ty mô hình OEM sẽ trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng khi sản phẩm tung ra thị trường sẽ được đặt dưới tên thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.
Một ví dụ minh chứng cho việc sử dụng mô hình này có thể kể đến 2 ông trùm ngành điện tử là “Sony” và “Samsung”, 2 thương hiệu lớn này đã bắt tay hợp tác với nhiều doanh nghiệp OEM khác nhau để tạo ra linh kiện điện tử sản xuất màn hình tv hay chiếc điện thoại di động hoàn chỉnh.
Sự khác biệt của mô hình OEM và mô hình truyền thống
Đối với mô hình truyền thống thì doanh nghiệp phải đảm nhận tất cả quy trình để cho ra một sản phẩm có mặt trên thị trường. Từ quy trình sản xuất, phân bổ nhân lực, phân phối sản phẩm, chạy chiến dịch marketing để đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng…
Ngược lại các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng mô hình OEM, thuê một công ty bên ngoài giúp họ gia công, rắp ráp, sản xuất sản phẩm. Các sản phẩm công ty OEM làm ra có thể là một bộ phận nhỏ nằm trong sản phẩm nhưng mô hình này đã và đang giúp tiết kiệm nhân công, chi phí cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các chủ sở hữu mới Thành lập doanh nghiệp thì chi phí đầu tư cho bộ máy nhân công sản xuất có thể ngốn hết ngân sách của công ty. Chính vì vậy việc sử dụng hình thức này như liều thuốc “cứu cánh” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được cột mốc doanh thu ổn định trong thời gian ngắn.
Phân biệt 2 hình thức OEM, ODM
Ngoài mô hình kinh doanh sản xuất theo hình thức OEM, chúng ta còn có một thuật ngữ khác trong ngành là ODM. Theo thống kê ghi nhận thì còn khá nhiều người chưa nhận định được sự khác nhau của 2 hình thức này, do tính chất của 2 hình thức này đều đề cập việc cung cấp sản phẩm của bên A cho bên B và sản phẩm được đặt dưới tên bên B.
Một số tiêu chí phân biệt cơ bản cụ thể :
- Công ty OEM khi tham gia sản xuất sản phẩm sẽ theo dữ liệu của chính họ. Ngược lại công ty ODM thì phải tuân thủ dưới sự chỉ dẫn của khách hàng và làm theo dữ liệu của khách hàng đưa.
- Công ty OEM được quyền tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất thực tế. Trong khi đó công ty ODM chỉ được tham gia vào mảng thiết kế sản phẩm, họ sẽ dựa trên các ý tưởng mà khách hàng đưa để hình thành nên bản thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì không có khả năng trực tiếp tham gia sản xuất nên để thu hút khách hàng, các công ty ODM sẽ mua lại những nguyên mẫu sản phẩm từ một nguồn khác như minh chứng cho trình độ kỹ thuật, chủng loại sản phẩm mà họ có thể làm được.
Ưu điểm của 2 hình thức OEM và ODM
Đối với OEM,các đối tác của công ty OEM sẽ không cần đầu tư xây dựng một nhà xưởng sản xuất sản phẩm, toàn bộ máy móc, quy trình sẽ được lược bỏ bớt, tối ưu chi phí sản xuất ở mức thấp nhất. Hình thức này đảm bảo nguồn hàng ra ở mức giá thành thấp nhưng nguồn cung ứng luôn ổn định, dồi dào không đứt gãy. Thêm vào đó vì trực tiếp tham gia sản xuất nên công ty OEM có thể thử nghiệm và triển khai nhiều sản phẩm gốc khác nhau và đánh giá độ hiệu quả cạnh tranh trong thị trường.
Đối với ODM, hình thức này chịu sự chỉ dẫn của khách hàng do vậy thiết kế sản phẩm dựa trên những ý tưởng của đối tác nên công ty ODM không cần phải lo lắng về việc ăn cắp bản quyền, hay công nghệ. Nhưng công ty cần phải tuân thủ theo thông số kỹ thuật mà đối tác đặt ra.
Quy trình thành lập công ty OEM
Bước đầu tiên để thành lập một công ty cần phải chuẩn bị hồ sơ thành lập gồm các giấy tờ theo yêu cầu pháp luật quy định.
Hồ sơ bao gồm :
- Đơn đề nghị thành lập công ty từ chủ sở hữu;
- Bản sao giấy tờ cá nhân cụ thể (cmnd, cccd, hộ chiếu) đều phải được chứng thực từ đơn vị có thẩm quyền;
- Thông tin về dự thảo vốn điều lệ công ty đăng ký;
Tùy vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn mà hồ sơ có thể cần bổ sung thêm. Hiện nay trên thị trường đăng ký kinh doanh có 4 loại doanh nghiệp phổ biến đang hoạt động là Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh và Công ty tư nhân. Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh cần cung cấp thêm danh sách bổ sung các thành viên góp vốn thành lập công ty, kèm bản sao các giấy tờ cá nhân của thành viên và cổ đông.
Sau khi hoàn tất các thông tin trong bộ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư xét duyệt. Trong thời gian 06-08 ngày, cơ quan quản lý sẽ đối chiếu các thông tin kê khai của công ty với thông tin gốc, sau khi duyệt hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chính thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành, nghề đã đăng ký.
Các loại thuế cần lưu ý sau khi thành lập công ty
Một số loại thuế công ty mới thành lập cần phải hoàn thành mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty bao gồm :
- Thuế môn bài : còn được hiểu là lệ phí kinh doanh, mặc dù công ty mới thành lập và chưa đi vào hoạt động lâu nhưng cần phải hoàn tất đóng thuế này hàng năm tùy thuộc vào vốn điều lệ đã đăng ký.
- Thuế GTGT : sau khi phát sinh doanh thu và lợi nhuận công ty cần phải nộp thêm khoản thuế giá trị gia tăng, hay còn được gọi là thuế VAT và được căn cứ dựa trên từng mặt hàng mà mức thuế sẽ khác nhau.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp : loại thuế này sẽ được căn cứ dựa trên doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong năm. Ngoài ra mức thu thuế cũng dựa vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh sẽ có mức đóng riêng.
- Thuế thu nhập cá nhân : là loại thuế mà trách nhiệm của công ty cần phải kê khai và đóng cho cá nhân làm việc trong công ty. Tùy thuộc vào mức lương của từng cá nhân mà khoản thuế thu sẽ khác nhau.
Trên đây là một số loại thuế tiêu biểu cần phải hoàn thành để công ty thành lập có thể đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật Việt Nam. Mỗi ngành nghề kinh doanh khác sẽ được pháp luật quy định nhiều loại thuế riêng khác đặc trưng cho loại ngành đó. Chính vì thế cần phải lưu ý chọn ngành kinh doanh và mức thuế cần đóng để chi tiêu sao cho hợp lý với tài chính công ty.
Bạn đang theo dõi bài viết Tài liệu thành lập công ty thực hiện mô hình OEM Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.