Kỷ nguyên công nghệ 4.0 đem đến cho doanh nghiệp muôn vàn cơ hội và cả những thách thức cần phải đối mặt. Trong đó, vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong thời đại mới luôn là bài toán khó khiến các nhà quản lý phải “đau đầu”. Sau đây sẽ là nguyên tắc 4C trong quản trị nhân sự mà các lãnh đạo nhất định không thể bỏ qua
Nguyên tắc 4C trong quản trị nguồn nhân lực được sử dụng nhiều nhất hiện nay
1. Communication (thông tin)
Những cuộc khảo sát của các doanh nghiệp về đánh giá của nhân viên đối với bộ phận nhân sự được thực hiện trên mạng Internet trong thời gian gần đây cho thấy nhiều nhân viên thiếu sự tôn trọng và tín nhiệm đối với bộ phận này. Họ cho rằng nhân sự thường chỉ đưa ra những lời hứa hão. Trong khi các chuyên viên của bộ phận này cho rằng họ đã gửi đi những thông điệp rõ ràng nhưng trên thực tế, thông tin mà họ truyền đi vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Một trường hợp khác là các nhân viên có tâm lý hoang mang, đôi khi là lo lắng do các chế độ phúc lợi và khen thưởng không được giải thích rõ ràng và chính xác.
Sự thay đổi vượt bậc của công nghệ số hiện nay cho phép mạng lưới thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục. Trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, vấn đề thông tin cần được các HR đảm bảo truyền thông một cách hiệu quả đến toàn thể nhân viên. Ngoài việc tránh các rủi ro không đáng có, việc truyền đạt thông tin chính xác, nhanh chóng sẽ tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức, tối ưu hiệu suất lao động cho doanh nghiệp.
2. Clarification (sự rõ ràng)
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là ở môi trường làm việc chuyên nghiệp như các công ty thì sự rõ ràng trong các chính sách luôn được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo của doanh nghiệp uy tín trước nhân viên, khách hàng, đối tác. Đây cũng là một trong những nguyên tắc hàng đầu khi hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân lực. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quy trình tuyển chọn nhân viên, những vấn đề mà HR đưa ra luôn cần được đảm bảo sự minh bạch, tính xác thực, được cam kết từ những nguồn thực sự chính thống. Từ đó công ty mới có thể tạo dựng được lòng tin đối với ứng viên và nâng cao hiệu quả quá trình tuyển dụng.
3. Commitment (sự cam kết)
Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong các vấn đề liên quan đến chính sách lương thưởng, phúc lợi và những cam kết mà HR đưa ra với người lao động trong quá trình làm việc. Nếu những cam kết này không được thực hiện, người lao động sẽ cảm thấy mất đi lòng tin với công ty, tổ chức mà mình đang theo đuổi. Một khi đã trình bày trước nhân viên, các nhà quản lý nhân sự sẽ cần phải hoàn thành trách nhiệm của mình theo như đã hứa để tạo ra tinh thần nhất quán và sự tôn trọng từ nhân viên dành cho doanh nghiệp.
4. Credibility (sự tín nhiệm)
Theo một vài khảo sát gần đây, bộ phận quản trị nguồn nhân lực thường bị các bộ phận khác trong doanh nghiệp cho rằng thường nói “Không” để đối phó với thắc mắc của nhân viên mà không chịu khó giải thích cụ thể. Từ đó dẫn đến sự giảm thiểu mức độ tin cậy của những người làm nhân sự.
Để tránh tình trạng này thì ở bất kì môi trường hay hoạt động nào, các nhà quản lý cũng luôn cần tập trung phấn đấu để có được sự tín nhiệm từ phía nhân viên. Và để giữ gìn hình ảnh tốt đẹp cho công ty, HR phải dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến đời sống và những vấn đề mà người lao động gặp phải để kịp thời đưa ra những chính sách hỗ trợ đúng đắn. Điều này không chỉ góp phần tăng sự tín nhiệm từ nhân viên, giúp họ có cơ hội mở lòng và chia sẻ nhiều hơn với người xung quanh mà còn là “cơ hội vàng” để doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt khách hàng, tạo ấn tượng với đối tác về một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường lao động.
Trên đây là nguyên tắc 4C trong quản trị nguồn nhân lực được sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, để có thể tận dụng và phát huy tận độ nguồn lao động, đòi hỏi người lãnh đạo cần có tài năng, trí tuệ và tầm nhìn vượt trội mới có thể quản lý nhân sự một cách hiệu quả từ đó góp phần nâng cao chất lượng công việc.