Lộ trình công danh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp nhân viên có cái nhìn tổng quát và định hình nên kế hoạch sự nghiệp sắp tới trong tương lai. Vậy để giữ chân nhân sự doanh nghiệp cần phải xây dựng lộ trình công danh ra sao? Cùng Luật Vạn Tin khám phá ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
Lộ trình công danh là gì?
Lộ trình công danh là một sơ đồ có vai trò định hướng phát triển cho nhân viên. Sơ đồ này với cấu trúc logic và khả thi sẽ giúp nhân viên hình dung được con đường dẫn tới chức danh cao nhất mà bản thân có thể đạt được trong sự nghiệp. Lộ trình thăng tiến như kim chỉ nam cho sự nghiệp của mỗi nhân viên để từ đó vạch ra lộ trình rõ ràng đi từ vị trí thấp tới vị trí cao hơn để từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng.
Ví dụ:
- Quản trị: Trợ lý hành chính — Trợ lý điều hành — Giám đốc văn phòng
- Quảng cáo: Điều phối viên tài khoản quảng cáo — Trợ lý Giám đốc điều hành tài khoản — Nhân viên điều hành tài khoản — Nhân viên điều hành tài khoản cấp cao
- Truyền thông: Trợ lý Quan hệ Công chúng — Đại diện Quan hệ Công chúng — Trợ lý Giám đốc Quan hệ Công chúng — Giám đốc Truyền thông
- Biên tập: Trợ lý biên tập — Phó tổng biên tập — Biên tập viên — Biên tập viên cấp cao — Giám đốc biên tập
Thông thường một lộ trình công danh sẽ được xây dựng dựa trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm đặc thù cá nhân của mỗi nhân viên. Tất cả thông tin này là nền tảng để tạo ra kế hoạch tùy chỉnh với các tiêu chí cần phải hoàn thành trước khi đạt được các cột mốc quan trọng.
Khi được áp dụng đúng cách lộ trình thăng tiến sẽ giúp nhân viên có thể nhìn thấy rõ ràng tiềm năng phát triển nghề nghiệp từ đó đặt ra các cột mốc rõ ràng để tạo động lực phát triển.
Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên
Đối với bất kỳ doanh nghiệp đang phát triển nào, đầu tư vào một chương trình định hướng nghề nghiệp đều mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm:
- Thu hút thêm nhân tài
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phát triển đang phải vật lộn, cạnh tranh để thu hút những nhân tài hàng đầu cống hiến cho doanh nghiệp. Một lộ trình thăng tiến rõ ràng, được quảng bá rộng rãi có thể đóng một vai trò lớn để thu hút sự quan tâm của nhân tài, sớm mang về đúng người cho mỗi doanh nghiệp.
Việc có thể xây dựng một lộ trình nghề nghiệp hiệu quả cho nhân viên phát triển sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Nhờ đó, nguồn lao động giỏi, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao tự tìm đến doanh nghiệp để hợp tác và làm việc.
- Cải thiện độ gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên
Nhìn vào lộ trình thăng tiến, mỗi nhân viên sẽ ngầm hiểu rằng họ cần tự trở thành những người làm việc hiệu quả hàng đầu để từng bước đạt tới những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Một lực lượng lao động, hiệu suất, tích cực hứa hẹn sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp.
Việc xây dựng một lộ trình công danh cụ thể chính là phương pháp khoa học giúp gắn kết mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên với mục tiêu chung của tập thể. Điều này giúp hạn chế các suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Đây là một bí quyết thường được các công ty áp dụng để tạo ra sự gắn kết trong doanh nghiệp
- Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Tại các doanh nghiệp không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, mỗi nhân viên sẽ có nguy cơ trở nên trì trệ trong vai trò của họ. Từ đó họ là động lực để bắt đầu tìm kiếm các cơ hội khác. Có lẽ vì thế mà turnover rate – tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên có nguy cơ tăng nhanh, đe dọa sự bền vững của doanh nghiệp. Nếu xác lập được cho nhân viên cái nhìn rõ ràng về lộ trình thăng tiến trong công nhân viên sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp.
- Tăng sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo
Thay vì luôn phải nỗ lực kêu gọi sự đầu quân của C-levels từ công ty khác, tại sao doanh nghiệp lại không tập trung đào tạo cho các managers rồi tiến hành thăng chức cho họ?
Bằng cách đầu tư vào tuyển dụng và đào tạo nội bộ, bạn sẽ xây dựng được đội ngũ lãnh đạo đa dạng và năng động hơn. Hơn nữa, việc này còn giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên mới cho các vị trí lãnh đạo. Rõ ràng đội ngũ lãnh đạo từng là các nhân viên kỳ cựu sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của công ty sau này.
3 bước xây dựng lộ trình công danh trong doanh nghiệp
Tạo và cập nhật sơ đồ tổ chức
Để áp dụng hiệu quả các phương pháp xây dựng lộ trình công danh, bước đầu tiên đó chính là tạo một sơ đồ tổ chức thể hiện chi tiết các chức vụ bên trong công ty để xem xét rõ ràng, hướng tới xây dựng một lộ trình thăng tiến phù hợp.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét các kế hoạch dài hạn của công ty từ đó cân nhắc về khả năng những công việc mới được tạo ra khi doanh nghiệp phát triển hơn thì liệu những nhân viên hiện tại có thể gánh vác được không?
Tạo mô tả công việc rõ ràng
Bước tiếp theo khi xây dựng một lộ trình thăng tiến đó chính là tạo ra một bản mô tả công việc rõ ràng cho mọi vị trí trên sơ đồ tổ chức. Trong đó xác lập đầy đủ yêu cầu giáo dục, kỹ năng thực tế cần thiết cho mỗi vị trí.
Đó sẽ là chìa khóa giúp định vị năng lực của các nhân viên cấp thấp, cân nhắc xem liệu họ có đủ năng lực để đảm nhiệm một vị trí cao hơn trong thời điểm xác định trong tương lai hay không.
Đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý tới việc tạo một danh sách các kỹ năng mà nhân viên nên được phát triển ở một vị trí cụ thể. Chính điều này là tốt vì có những lý do khác, nhưng nó cũng sẽ rất quan trọng trong việc tạo dựng một con đường sự nghiệp.
Kết hợp đào tạo nhân viên
Để thúc đẩy nhân viên phát triển trên lộ trình công danh, mỗi một doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh các khóa đào tạo ví dụ như đào tạo lãnh đạo, đào tạo đa chức năng, tiếp xúc với quốc tế, kỹ năng làm việc nhóm,…
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng một mô hình đào tạo chung cho tất cả chức năng công việc, nhưng cần phải trở nên linh hoạt và sáng tạo cho từng vị trí. Đừng ngại ngần hỏi nhân viên của bạn có mong muốn được đào tạo như thế nào, bởi họ chính là nguồn nhân lực cốt yếu mà lộ trình công danh nói chung và chương trình đào tạo nói riêng hướng tới.
Lời khuyên khi xây dựng lộ trình công danh
Một lộ trình công danh hoạt động thực sự hiệu quả nếu có được đồng thuận từ doanh nghiệp và cả nhân viên. Dưới đây là một số lời khuyên vô cùng hữu ích mà doanh nghiệp cũng như nhân viên trong công ty có thể tham khảo.
Đối với doanh nghiệp
Khi tiến hành xây dựng lộ trình công danh, doanh nghiệp cần phải lưu ý những việc sau đây:
- Doanh nghiệp không hứa hẹn quá nhiều hay đảm bảo chắc chắn một điều gì đó mang tính tuyệt đối. Thay vào đó, thứ nên nói với mỗi nhân viên đó chính là doanh nghiệp sẽ hỗ trợ hết khả năng có thể.
- Doanh nghiệp không nên nói với nhân viên rằng công ty sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc triển khai kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai. Bởi mỗi nhân viên mới chính là người có trách nhiệm hoàn thành và bạn sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
- Cần phải cân đối thời gian không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào việc hỗ trợ nhân viên vì điều này đôi khi sẽ làm chậm trễ công việc của chính mình.
Đối với nhân viên
Không thể phủ nhận lộ trình công danh sẽ gạt bỏ đi mọi mơ hồ, mông lung mà đa số các nhân viên ngày nay thường gặp phải khi phát triển sự nghiệp. Khi xây dựng lộ trình thăng tiến thực tế, khả thi khi xây dựng lộ trình công danh cần phải lưu ý:
- Luôn trong tâm thế không ngừng học hỏi: Thị trường việc làm luôn biến động nhanh chóng. Chính bởi vậy để có thể bắt kịp xu thế của thời đại, mỗi chúng ta cần phải bổ sung thêm nhiều những kỹ năng cần thiết như một khoản đầu tư sinh lời vào chính bản thân mình. Để tìm hiểu kỹ năng nào đang được yêu cầu nhiều nhất trong ngành của bạn, hãy xem kỹ những hồ sơ, lý lịch của các đồng nghiệp khác từ đó nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để học hỏi, cải thiện.
- Kết nối đồng nghiệp: Kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin với đồng nghiệp về các kỹ năng cần có, về công việc mới sẽ giúp xác định rõ ràng những hướng đi tương lai tới thời điểm hiện tại.
- Linh hoạt nắm bắt cơ hội: Đừng gò bó bản thân vào một kế hoạch nghề nghiệp quá an toàn của bạn. Hãy luôn cởi mở với mọi cơ hội và ghi nhớ những mục tiêu cuối cùng cần đạt tới. Từ đó lộ trình công danh mà bạn xây dựng có thể sẽ hoàn hảo hơn, đem tới nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Đôi khi bạn cần phải di chuyển sang một bên (hoặc thậm chí lùi lại) để làm bước đệm tiến thật nhanh về phía trước. Nếu một công việc mang lại cho bạn cơ hội phát triển các kỹ năng hoặc kết nối có giá trị sau này, hãy luôn thật sẵn sàng cho một bước đi mới.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích giúp xây dựng lộ trình công danh phù hợp mà mỗi nhân viên cũng như các công ty doanh nghiệp có thể tham khảo.
Có thể nói, lộ trình công danh của nhân viên là một trong những yếu tố cần thiết đi đôi với lộ trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình thăng tiến cụ thể hấp dẫn sẽ là điều kiện cần để kiến tạo nên một doanh nghiệp thành công. Mong rằng với những kiến thức trên mỗi doanh nghiệp đều sẽ từng bước tạo lập cho nhân viên một lộ trình công danh phù hợp.