• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Nguyên lý tảng băng trôi trong quản trị nhân sự hiện đại

17/12/2022 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng, nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. Bài toán được đặt ra muốn quản trị nhân sự trước hết phải hiểu được “bản chất” của họ. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu được một con người đâu phải là chuyện ngày một ngày hai.

Thuyết tảng băng trôi được chia là 3 phần: phần nổi là phần chúng ta có thể nhìn thấy, phần thứ 2 chúng ta vừa thấy vừa không thấy; phần ba của tảng băng chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy. Trong quản trị nhân sự tương ứng với 3 phần của tảng băng trôi, người ta chia thành “bản chất” của nhân sự như sau.

Mục Lục Bài Viết

  • 1. Phần nổi: Nhìn thấy được
  • 2. Phần dưới mặt nước – Có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy
  • 3. Phần chìm – Không thể nhìn thấy

1. Phần nổi: Nhìn thấy được

Nếu ví nhân sự như một tảng băng trôi thì EKS là phần đầu tiên. Nó bao gồm: kinh nghiệm (E – Experience); kiến thức (K – Knowledge); kỹ năng làm việc (S – Skills). Chúng ta có thể thấy những yếu tố trên qua bản CV của ứng viên, qua cách trả lời phỏng vấn của họ. Đây thường là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

Xem Thêm:   10 xu hướng đầu tư công nghệ đáng chú ý năm 2023
nguyên lý tảng băng trôi
Kinh nghiệm (E – Experience), kiến thức (K – Knowledge), kỹ năng làm việc (S – Skills) là phần nổi

Vẫn là phần nổi của tảng băng trong nguyên lý tảng băng trôi nhưng phải nhìn kỹ hơn một chút đó là hành vi. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc bạn phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Với hành vi của nhân sự, chúng ta cần lưu ý 2 điểm sau:

– Một, nó được đánh giá qua lăng kính của chúng ta

– Hai, nó được đánh giá dựa trên sự mở rộng hành vi của người đó trong quá khứ. Nếu như không có những biến cố trong cuộc đời (kết hôn, sinh con, mất người thân,…) thì hành vi trong tương lai của họ sẽ giống hệt như trong quá khứ.

Phía dưới của hành vi là sở thích. Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi. Ví dụ nhân sự thích làm việc một mình, hành vi của họ sẽ là làm việc một mình.

>>>>> Xem ngay: Phần mềm quản lý nhân sự tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp

2. Phần dưới mặt nước – Có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy

nguyên lý tảng băng trôi
Cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự  là “phần dưới mặt nước”

Phần thứ hai của tảng băng trôi chúng ta có thể vừa nhìn thấy vừa không thấy. Đó là cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự. Đầu tiên là cảm xúc.

Xem Thêm:   Xây dựng mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính nhân sự

Nhà quản lý có thể không thể nhìn thấy cảm xúc của nhân viên nhưng vẫn có thể cảm nhận được qua cử chỉ, nét mặt, lời nói. Cảm xúc liên quan rất nhiều đến hành vi. Hiểu được cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết được họ có hứng thú hay không có hứng thú với công việc.

Tầng dưới của cảm xúc là suy nghĩ. Rõ ràng là rất khó để biết người đối diện mình đang nghĩ điều gì nhưng  vẫn có thể đoán được một phần. Khi nhà lãnh đạo nói chuyện và lắng nghe chăm chú những điều nhân viên nói sẽ hiểu được một phần anh ấy/cô ấy đang nghĩ gì.

Ý nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sẽ dẫn đến sở thích, tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi.

Đi sâu một chút tầng cuối cùng trong phần thứ 2 của tảng băng chính là động cơ/động lực khiến con người ta hành động. Tất cả các hành động chúng ta làm trong cuộc đời đều xuất phát từ động cơ, động lực bên trong của chúng ta. Chỉ khi thật hiểu về nhân viên của mình, nhà quản lý mới biết được động cơ đằng sau của họ là gì.

3. Phần chìm – Không thể nhìn thấy

Khát khao/mong muốn thầm kín của con người chính là phần chìm

Phần tiếp theo của tảng băng trôi là phần chìm mà chúng ta không thể nhìn thấy. Ở phần này, đa số chỉ có bản thân mỗi cá nhân mới có thể hiểu và biết được. Đó là những khát khao/mong muốn thầm kín của con người. Động cơ, suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, hành vi của mỗi con người cũng từ những khát khao/mong muốn thầm kín mà ra.

Xem Thêm:   Cách xây dựng data doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất

Phần sâu hơn của tảng băng trôi là những giá trị của mỗi người. Thông thường, tính cách con người được hình thành từ những giá trị của họ. Đây chính là lý do mà nhiều người vẫn nói: Một khi không có cũng giá trị với nhau thì sẽ không làm việc với nhau được.

Nguyên lý “tảng băng trôi” giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi. Phần bề nổi để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm như thế nào? Phần nửa nổi nửa chìm để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm những gì? Phần chìm để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ra làm điều đó?

Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chúng ta không chỉ cần hiểu về hành vi họ làm như thế nào mà cần điều chỉnh để hành vi của họ trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.

Đầu tư vào con người là đầu tư có lãi nhất mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải ưu tiên. Quản trị nhân sự chính là quản trị con người, chỉ khi hiểu được hành vi, động cơ, tiềm năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân các nhà quản lý mới có “cách trị” phù hợp.

Bài viết liên quan

Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì và vì sao nó quan trọng?
Khám phá khái niệm rủi ro doanh nghiệp là gì? giải pháp phòng ngừa
business analysis là gì
Business Analytics là gì? Những kỹ năng cần có của một chuyên viên BA

Filed Under: Chuyển Đổi Số

Bài viết trước: « Bí quyết tự học kế toán tổng hợp thực hành cơ bản tại nhà trong 30 ngày
Bài viết tiếp theo: 7 Ưu điểm hấp dẫn của tự động hóa quy trình kinh doanh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Doanh nghiệp phi tài chính: Khái niệm, quan trọng và cơ chế hoạt động.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Khái niệm, quy trình đăng ký và tầm quan trọng của nó
  • Nhà quản trị doanh nghiệp là gì? vai trò quan trọng của họ trong hoạt động kinh doanh
  • Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì và vì sao nó quan trọng?
  • Hành chính doanh nghiệp là gì và tại sao quản lý nó là cực kỳ quan trọng?
  • Khám phá khái niệm rủi ro doanh nghiệp là gì? giải pháp phòng ngừa
  • Doanh nghiệp gia đình là gì? Tìm hiểu tính chất, xu hướng phát triển và cách xây dựng thành công.
  • Đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh: Tìm hiểu, nhận diện và đánh giá để đối đầu hiệu quả
  • Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Khái niệm, lợi ích, thách thức và các bước cần thiết
  • Doanh nghiệp bảo hiểm là gì và vai trò quan trọng trong nền kinh tế?
  • Doanh nghiệp liên doanh là gì? khái niệm, lợi ích, quy trình thành lập và các loại hình phổ biến.
  • Khởi nghiệp kinh doanh là gì và cách thành công trong lĩnh vực này
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì và cách thực hiện thành công?
  • Tìm hiểu sâu về sáp nhận doanh nghiệp: Ý nghĩa, lợi ích, thách thức và các bước cần thiết.
  • Tìm hiểu về khái niệm quản lý doanh nghiệp là gì và cách áp dụng hiệu quả

Chuyên mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp