Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Những kỉ luật trong doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo cần nắm rõ qua bài viết dưới đây nhé.
Những kỉ luật trong doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo cần nắm rõ
“Kỷ luật” – một khái niệm khô khan nhưng lại là phẩm chất không thể thiếu để đảm bảo thành công cho bất cứ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào. Một cá nhân không thể thành công nếu từng ngày anh ta bỏ qua các mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống, công việc và cô lập mình trong những mớ nhu cầu hỗn độn và tính khí lười nhác. Một tổ chức / doanh nghiệp không thể đạt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận nếu từng nhân viên không bám sát kế hoạch, chiến lược đặt ra, có trách nhiệm cam kết trong công việc và tuân thủ quy trình lao động.
Những kỉ luật trong doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo cần nắm rõ
Kỷ luật trong doanh nghiệp
Có hai khái niệm về kỷ luật: khái niệm tích cực và khái niệm tiêu cực:
- Kỷ luật tích cực có nghĩa là các cá nhân tự ý thức và có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc và quy định của tổ chức đề ra. Điều này hoàn toàn có thể đạt được khi quản lý áp dụng các nguyên tắc của động lực tích cực cùng với sự lãnh đạo phù hợp. Kỷ luật tính cực liên quan mật thiết đến việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp mà trong đó các nhân viên tự hình thành các quy tắc cho bản thân mình.
- Kỷ luật tiêu cực được gọi là kỷ luật trừng phạt. Theo đó những hình phạt sẽ được áp dụng nhằm buộc người lao động phải tuân theo các quy định vốn có của doanh nghiệp. Tất nhiên mục tiêu của việc này là nhằm đảm bảo nhân viên không vi phạm hoặc tái phạm quy định tổ chức. Những hành động của kỷ luật tiêu cực có thể là phạt tiền, khiển trách, giáng chức, sa thải,..
5 Mục tiêu của kỉ luật doanh nghiệp
- Có được sự sẵn sàng chấp nhận thực hiện mọi quy tắc, quy định hay những thủ tục của nhân viên để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
- Phát triển giữa các nhân viên một tinh thần khoan dung và mong muốn tự rèn luyện bản thân.
- Đưa ra những phương hướng để nhân viên quyết định hành vi của cá nhân hoặc trách nhiệm trong các công việc của tổ chức.
- Tăng hiệu quả và tinh thần làm việc của nhân viên để năng suất của họ được đẩy mạnh, chi phí giảm và chất lượng sản xuất được cải thiện.
- Tạo ra một bầu không khí tôn trọng con người hoặc tôn trọng các mối quan hệ.
Vai trò của kỉ luật trong doanh nghiệp
1. Từ quan điểm của một cá nhân:
- Kỷ luật cung cấp sự an toàn cho cá nhân trong tổ chức
- Tăng cường hiệu suất làm việc.
- Thúc đẩy rèn luyện năng lực bản thân và tạo ra cảm giác hài lòng với chính mình.
2. Từ quan điểm của một nhóm làm việc:
- Đảm bảo đội ngũ làm việc nhóm hiệu quả và gắn kết hơn
- Bầu không khí kỷ luật là chìa khóa cho sự tiến bộ của toàn đội ngũ.
- Đảm bảo năng suất cao hơn, thúc đẩy trách nhiệm từ các cá nhân hoàn thành công việc để đạt mục tiêu của toàn nhóm nhanh và dễ dàng hơn.
- Nâng cao tinh thần và động lực cho nhân viên.
3. Từ quan điểm của một tổ chức:
- Đảm bảo năng suất và chất lượng cao hơn.
- Giúp một tổ chức đạt được lợi nhuận tối đa.
- Đạt được lợi ích toàn diện tốt hơn.
- Kiểm soát được sự lãng phí và tối ưu hóa những chi phí của doanh nghiệp.
- Phát triển và củng cố văn hóa doanh nghiệp
Yếu tố gây ra sự vô kỉ luật
Chính doanh nghiệp gây ra sự vô kỷ luật trong nhân viên của mình:
- Ngay từ bước tuyển nhân sự, doanh nghiệp đã không đánh giá được các đặc điểm tính cách ở ứng viên như thái độ hợp tác, lòng vị tha, tính ham học hỏi,… dẫn đến việc một số nhân viên sau khi đi làm thì bắt đầu bộc lộ những khía cạnh tính cách tiêu cực, điển hình là coi thường những quy định của tổ chức, có thể thách thức bất kỳ quyết định nào từ quản lý, từ đó dần vi trở thành một người vô kỷ luật.
- Một doanh nghiệp thiếu đi bộ quy tắc ứng xử sẽ khiến nhân viên mất phương hướng về hành vi, điều này trực tiếp gieo nên những hạt giống vô kỷ luật trong tổ chức.
- Khi một nhân viên làm việc ở một lĩnh vực mình không phù hợp, công việc đối với họ sẽ trở nên vô vị, những hành động thiếu trách nhiệm xảy ra là điều khó tránh khỏi.
- Với việc đi theo chủ nghĩa độc đoán và không đủ năng lực quản lý, nhà lãnh đạo sẽ trở nên không còn đáng tin trong mắt cấp dưới của mình, điều này trực tiếp gây nên sự vô kỷ luật giữa các nhân viên.
- Việc sử dụng thái quá và bừa bãi các quy tắc kỷ luật sẽ gây nên tác dụng ngược đối với nhân viên, từ đó sự vô kỷ luật sẽ hình thành trong một nhóm người luôn có động thái và suy nghĩ phản động.
- Một số nhà quản lý thường sử dụng phương pháp thiết lập mạng lưới gián điệp. Điều này vô hình trung biến bầu không khí làm việc trở nên khó chịu vì sự chia rẽ nội bộ giữa các nhân viên.
- Việc đánh giá hiệu suất thiên vị của các nhà quản lý dựa trên một vài khía cạnh như tín ngưỡng, màu sắc, giới tính, tôn giáo hay khu vực sinh sống sẽ thúc đẩy cảm giác tồi tệ và bất công giữa các nhân viên, đỉnh cao của điều này là cách xử sự vô kỷ luật.
- Thiếu cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ làm nản lòng, gây thất vọng và mất lòng tin của nhân viên đối với nhà quản lý – tất nhiên cũng là lí do gây ra sự vô kỷ luật.