Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ? qua bài viết dưới đây nhé.
ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ?
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp được ra đời với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Hàng trăm ngàn thương hiệu (hay còn gọi là nhãn hiệu, logo) mới xuất hiện mỗi năm, đó còn chưa kể đến các thương hiệu của các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhưng không thành lập công ty. Cũng chính vì vậy, hiện tượng các thương hiệu tương tự với nhau hay các hành vi xâm phạm thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này rất gây thiệt hại cho doanh nghiệp, bạn nên đăng ký độc quyền nhãn hiệu logo để bảo vệ sản phẩm của mình. Hãy cùng Luật Vạn Tín tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
1. Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu, logo) là gì?
Làm thế nào để được sử dụng độc quyền thương hiệu
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
2. Làm thế nào để đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo?
3. Tại sao phải đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo?
Lợi ích của việc đăng ký độc quyền thương hiệu:
- Thứ nhất: tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp được độc quyền sử dụng thương hiệu. Nếu thương hiệu đạt yêu cầu, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp cho người nộp đơn (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bằng độc quyền thương hiệu) và đây là tài liệu chứng minh cho việc được quyền độc quyền của người sử dụng thương hiệu
- Thứ hai: là căn cứ để ngăn cản, xử lý các bên vi phạm thương hiệu. Doanh nghiệpcó thể dựa vào Bằng độc quyền để yêu cầu bên vi phạm thương hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
- Thứ ba: đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ tạo uy tín và nâng cao sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Việc đăng ký độc quyền thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng và đối tác thấy rằng doanh nghiệp có một kế hoạch phát triển bền vững và lâu dài, từ đó tạo dựng được niềm tin cần thiết.
- Thứ tư, thương hiệu khi được cấp Bằng độc quyền sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu được công nhận là một loại tài sản và giá trị theo thời gian sẽ tăng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu hàng đầu thế giới có giá trị hàng trăm tỷ đô la như Apple, Google, Amazon, Microsoft, Cocacola, Sam Sung, v.v. Đặc biệt, đối với các thương hiệu trong lĩnh vực thời trang như Gucci, Chanel, YSL, v.v. thì giá trị còn cao hơn cả tài sản hữu hình của công ty sở hữu thương hiệu.
- Thứ năm: thương hiệu đã được cấp Bằng độc quyền tạo cơ sở để cho thuê, bán lại hoặc nhượng quyền. Một số thương hiệu được nhượng quyền như Milano, Trung Nguyên, Tocotoco, Petrolimex, v.v.
Xem thêm: Thành lập công ty giao nhận tận nơi
4. Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu:
a. Bất lợi trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu
Hầu hết các công ty quảng cáo, truyền thông tiếp thị hiện nay trong quá trình đàm phán ký hợp đồng dịch vụ đều yêu cầu khách hàng cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để chắc chắn nhãn hiệu không xâm phạm quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Bởi lẽ, nếu thật sự vi phạm thì khi khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền sẽ rất rắc rồi khi mà công ty quảng cáo cũng là nguyên nhân tiếp tay cho hành vi xâm phạm bản quyền.
b. Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp
Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu.
c. Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký thương hiệu trước
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều công ty mới được thành lập cùng kinh doanh trên một mặt hàng hay một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều. Một khi mà thương hiệu của bạn bắt đầu nhận được sự chú ý của người tiêu dùng thì kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sao chép, ăn cắp thương hiệu cũng được tăng lên rất nhanh.
d. Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng
Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái.
Bạn đang theo dõi bài viết ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ? Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.