Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH qua bài viết dưới đây nhé.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) là loại hình công ty được các nhà đầu tư hướng đến nhiều nhất trên thị trường kinh doanh hiện nay. Với những ưu điểm nổi trội về vấn đề tài chính, hiệu quả kinh tế cũng như sự tối ưu trong phát triển mô hình quản lý cho công ty mới thành lập cũng như những công ty đã hoạt động lâu trong ngành. Các chuyên gia dự đoán trong tương lai sắp tới loại hình kinh doanh trách nhiệm hữu hạn sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa và là sự lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư trẻ.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn là gì?
Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn
Loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: là loại hình doanh nghiệp mà người đại diện phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ bảo vệ các loại tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi tổng số vốn đã cam kết đóng góp vào doanh nghiệp. Người đại diện của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên ít nhất là hai và không vượt quá tối đa năm mươi người. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) được công nhận tư cách pháp nhân bởi Pháp Luật tính từ thời điểm được Phòng Đăng Ký Kinh Doanh cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH sở hữu hai thành viên trở lên có ban quản lý bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch-người đứng đầu Hội đồng thành viên, giám đốc. Nhà nước yêu cầu công ty tnhh có trên 10 nhân viên bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Công ty TNHH 1 thành viên
Các loại giấy tờ thủ tục cần thiết để thành lập công ty TNHH
Các thủ tục cần thiết để Thành lập công ty tnhh 1 thành viên
- Giấy xin phép cấp giấy đăng ký kinh doanh theo mẫu mà nhà nước quy định
- Dự thảo về vốn điều lệ công ty.
- Tổng hợp một danh sách các thành viên của công ty. Đối với trường hợp là cá nhân là người chủ sở hữu của công ty phải cung cấp các loại giấy tờ như bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc bản sao quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh do bộ kế hoạch và đầu tư cấp, văn bản ủy quyền, đối với thành viên là tổ chức phải cung cấp chứng minh thư, hộ chiếu cá nhân của từng thành viên.
- Thành viên tham gia công ty là tổ chức từ nước ngoài thì phải cung cấp các loại giấy tờ như bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký có giá trị trong khoảng thời gian ba tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Phải có vốn pháp định- định là số tiền phải có theo quy định của nhà nước, mức vốn pháp định sẽ phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đăng ký kinh doanh
- Người quản lý điều hành công ty như Tổng giám đốc, giám đốc phải cung cấp chứng chỉ hành nghề đúng quy định của pháp luật, chứng chỉ phải thuộc ngành nghề , lĩnh vực công ty đăng ký kinh doanh
Những thủ tục cần chuẩn bị khi Thành lập công ty TNHH 2 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.
- Giấy xin đăng ký kinh doanh được làm theo mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra.
- Điều lệ công ty trên Dự thảo. Phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện về mắt pháp luật của công ty trên bản Dự thảo điều lệ công ty.
- Thành lập một danh sách các thành viên trong công ty. Cùng với bản danh sách là nộp các chứng từ photo chứng minh tư cách pháp nhân của từng thành viên.
Những ưu điểm và khuyết điểm của công ty TNHH
Ưu điểm
- Đối với công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề của công, không cần phải thông qua biểu quyết như các loại hình công ty cổ phần. Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên thì sẽ hơi phức tạp hơn một chút,tuy nhiên số thành viên cũng không quá nhiều và thông thường giữa họ có mối quan hệ gắn bó với nhau nên việc điều hành cũng trở nên dễ dàng thống nhất với nhau hơn.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên có thể chuyển nhượng vốn cho đối tượng khác, hoàn toàn hợp lệ theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên việc chuyển giao này phải theo quy định chặt chẽ nên có thể kiểm soát tốt, tránh tình trạng người có ý đồ xấu có quyền lực điều hành công ty.
- Vì công ty trách nhiệm hữu hạn đã được pháp luật cấp quyền pháp nhân nên trách nhiệm của các thành viên thuộc bộ phận chủ sở hữu của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ về các loại tài sản của công ty trong phạm vi giới hạn vốn điều lệ của công ty, không bị ảnh hưởng đến tài sản cá nhân, rủi ro thấp hơn nhiều so với các loại hình công ty tư nhân- đây là loại hình mang đến nhiều rủi ro cho chủ sở hữu nhất, mọi vấn đề về tài chính xảy ra trong công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản cá nhân của chủ sở hữu.
- Tuy các công ty TNHH không được phép huy động vốn hóa bằng cách phát hành cổ phiếu công ty. Tuy nhiên công ty vẫn được cấp phép huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Khuyết điểm của mô hình trách nhiệm hữu hạn
- Số lượng thành viên tham gia hoạt động sản xuất của công ty bị giới hạn trong khoảng không vượt quá 50 người.
- Vì không được cấp phép phát hành cổ phiếu nên không thể huy động nguồn vốn lớn cho công ty
- Các đối tác sẽ không quá tin tưởng vào uy tín công ty vì khả năng chịu trách nhiệm hữu hạn
Bạn đang theo dõi bài viết Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.