Sau đại dịch, theo đánh giá của nhiều chuyên gia nhận định rằng: Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp sẽ là chìa khóa mở ra những cơ hội để nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và có những bứt phá. Cùng Luật Vạn Tin tìm hiểu về những thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Chuyển đổi trong nông nghiệp là gì?
Trước hết cần hiểu rõ chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
Hiểu theo nghĩa này, chuyển đổi số trong nông nghiệp là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp sản xuất nông nghiệp từ vùng canh tác, nuôi trồng đến người tiêu dùng. Những công nghệ này có thể cung cấp cho ngành nông nghiệp các công cụ và thông tin để đưa ra quyết định sáng suốt hơn, cải thiện năng suất và hỗ trợ quản lý hiệu quả.
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đang diễn ra như thế nào?
Là một quốc gia nông nghiệp với khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,96% trong GDP, chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ là cơ hội để Việt Nam khắc phục những tồn tại như mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém phát triển cũng như thiếu liên kết chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp để từ đó có những định hướng phát triển bền vững hơn.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hầu hết các lĩnh vực của ngành. Cụ thể như sau:
Trong lĩnh vực trồng trọt, chúng ta đã áp dụng công nghệ Internet vạn vật IOT và dữ liệu lớn Big Data thông qua các phần mềm để phân tích dữ liệu môi trường, cây trồng và theo dõi giai đoạn sinh trưởng của cây trong thời gian thực.
Còn trong lĩnh vực lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND trong quản lý giống và công nghệ GIS cùng ảnh viễn thám để phát hiện và cảnh báo cháy, phát hiện sớm mất rừng suy thoái rừng vô cùng hiệu quả.
Hơn nữa đối với chăn nuôi, công nghệ IOT và chuỗi khối Blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi trên quy mô lớn đem lại những lợi ích trông thấy cho bà con.
Đặc biệt là trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi số phát triển rõ ràng nhất khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc nuôi tôm nhằm phân tích chất lượng nước, quản lý thức ăn và theo dõi sức khỏe của tôm. Không chỉ như vậy mà trong quá trình chế biến, phân loại, đóng góp đều được tự động hóa để tối ưu chi phí và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, với việc khai thác hải sản xa bờ, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thiết bị dò cá tích hợp sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, công nghệ GÍ và hệ thống định vị toàn cầu GPS để quản lý tàu cả. Ứng dụng dụng công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn RAS, Biofloc và nano cũng dần phổ biến với nhiều ngư dân.
Những năm vừa qua, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”, cần được khơi thông để giúp “dòng chảy” này lan tỏa mạnh mẽ hơn như: Trình độ cơ giới hóa còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng; diện tích canh tác nhỏ; dự báo sản lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu bằng kinh nghiệm; các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa được nhiều; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế; nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân chưa cao.
Tiềm năng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn rất lớn, cơ hội mở ra cho tất cả các lĩnh vực của ngành. Hiện nay công tác chuyển đổi số cũng đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan, bộ, ban, ngành. Và đặc biệt muốn tạo nên sự thay đổi bứt phá, điều cần làm nhất hiện tại đó chính là thay đổi từ người nông dân, từ tư duy, đến cách thức hoạt động đều cần được làm mới.
Giải pháp chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp
IoT và cảm biến trên cánh đồng
IoT đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng hiệu quả để phục vụ các hoạt động theo dõi thông tin, hình ảnh về cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, tuy rằng IoT chưa được áp dụng nhiều nhưng đây sẽ là xu hướng mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Các cảm biến được cài đặt có tính toán, xung quanh các cánh đồng cùng với công nghệ nhận dạng hình ảnh cho phép nông dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới. Hệ thống cũng kết nối với các thiết bị được lắp đặt tại cánh động để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người. Các cảm biến này gửi cho nông dân thông tin cập nhật theo thời gian thực, do đó có thể thực hiện các thay đổi phù hợp với cây trồng của họ.
Học máy và phân tích
Có lẽ một trong những chuyển đổi kỹ thuật số sáng tạo nhất là khả năng sử dụng học máy và các phân tích tiên tiến để khai thác dữ liệu cho các xu hướng. Học máy có thể dự báo đặc điểm và gien nào tốt nhất cho thực tế sản xuất tuỳ theo khí hậu của địa phương đó. Các thuật toán còn cho biết sản phẩm nào sẽ được mua nhiều nhất và sản phẩm nào đang ế ẩm trên thị trường. Điều đó giúp nhà nông chọn lựa sản phẩm canh tác trong hiện tại và tương lai.
Canh tác và robotics
Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp sẽ cải thiện năng suất và đem lại sản lượng cao và nhanh hơn.Những robot như robot xịt thuốc và làm cỏ được John Deere đầu tư, có thể giảm việc sử dụng hóa chất đến 90% nhờ công nghệ chính xác.
Một số công ty đang thử nghiệm hướng dẫn robot bằng laser và camera để thiết bị này nhận dạng và nhổ cỏ mà không cần sự can thiệp của con người. Các công ty khác đang tạo ra robot trồng cây để tăng thêm hiệu quả so với các phương pháp canh tác truyền thống. Sau cùng, robot được thử nghiệm dùng để thu hoạch trái cây và hạt.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái được sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp ở các nước châu Mỹ và châu Âu. Loại thiết bị công nghệ này thường được sử dụng vào mục đích giáo sát cây trồng, đồng thời cũng có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng.
Mặt khác, MBKNL cũng thường dùng trong việc phun thuốc từ trên cao, với hiệu suất làm việc cao gấp nhiều lần các thiết bị khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam được dự báo đến năm 2030, ngành nông nghiệp tất yếu sẽ sử dụng các thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.
Liên kết theo chuỗi giá trị
Các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp thời chuyển đổi số nêu trên gắn kết một cách tự nhiên với nhau theo chuỗi giá trị với trung tâm phát triển giải pháp công nghệ (hay doanh nghiệp sản xuất tri thức) ở vị trí trung tâm, tất cả các thành phần khác tương tác với nhau và cùng thụ hưởng lợi ích mà trung tâm phát triển giải pháp tạo ra. Tất nhiên, đến lượt mình, các thành phần này phải đóng góp “nuôi” lại trung tâm đó, để cùng phát triển, tiến lên.
Thay đổi phương thức quản trị
Không chỉ ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất, nuôi trồng. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp còn đặc biệt chú trọng chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp. Đưa chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp lên mức độ ưu tiên hàng đầu để tăng hiệu quả điều hành, tối ưu chi phí, năng suất tại các bộ phận back off.
Việc số hóa toàn bộ quy trình, từ sản xuất và thu hoạch đến nhập kho và phân phối, đang tăng cường thông tin liên lạc giữa các bên liên quan khác nhau trong hệ thống nông nghiệp. Việc số hóa cũng đã nâng cao khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng cho các tác nhân khác nhau, giúp quy trình trở nên minh bạch hơn và hiệu quả cao hơn.
Công tác hành chính – nhân sự sẽ được tối ưu hóa, tiết kiệm chi phí với các phần mềm quản trị doanh nghiệp. Công tác tài chính kế toán giờ đây cũng trở nên đơn giản giúp CEO, nhà quản lý nắm được thông tin tài chính (chi phí, doanh số, lợi nhuận) và các thông tin về tài sản, kho,… mọi lúc mọi nơi. Tính linh hoạt giúp kế toán viên làm việc từ xa và liên thông dữ liệu với hệ thống CRM, quản lý bán hàng tại các cửa hàng, chi nhánh, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…
Bắt đầu với việc hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác, để tạo ra giá trị tốt hơn cho tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho mọi người trên toàn thế giới, nông nghiệp kỹ thuật số đang khuyến khích sự tiến bộ trên diện rộng trong lĩnh vực này hơn bao giờ hết. Tính minh bạch mà các đổi mới hiện đại mang lại cho phép các nhà sản xuất quản lý cung và cầu đồng thời áp dụng các phương pháp tốt nhất cho một tương lai bền vững. Sự sẵn có của dữ liệu phong phú từ các cấp độ sản xuất và phân phối thực phẩm khác nhau cũng tạo năng lực cho sự bùng nổ các đổi mới hiệu quả về chi phí trong ngành
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần có sự chung tay góp sức của nhiều bộ, ban, ngành Nhà nước cùng nhiều doanh nghiệp và có sự ủng hộ đến từ người nông dân. Hy vọng rằng quá trình chuyển đổi số của bà con nông dân sẽ gặt hái được nhiều thành công và sớm đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.