Bên cạnh khoản lương cơ bản đã được đề xuất ngay từ những ngày đầu phỏng vấn và nhận việc, người lao động cũng sẽ được hưởng phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo đúng quy định trong Luật Lao động. Vậy thực chất, phụ cấp lương trong doanh nghiệp là gì? Có những loại phụ cấp nào và cần lưu ý gì về yếu tố này khi làm việc hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào các câu hỏi trên.
Phụ cấp lương trong doanh nghiệp là gì?
Hiểu cụ thể, phụ cấp lương trong doanh nghiệp là khoản tiền mà người lao động chắc chắn sẽ nhận được từ phía quản lý, chủ công ty trong trường hợp họ phải làm việc với cách thức phức tạp hơn bình thường, mức độ hoặc điều kiện lao động khó khăn hay phải đối mặt với những nguy hiểm nhất định trong quá trình hoàn thành công việc,…
Phụ cấp lương sẽ được chia thành nhiều loại với đầy đủ các trường hợp tách biệt, cụ thể và có sự khác nhau nhất định dựa trên đối tượng người lao động, tính chất và nội dung của công việc. Các mức đãi ngộ riêng cũng được áp dụng theo cách thức và phương pháp khác nhau tùy tổ chức và quy mô doanh nghiệp. Chưa hết, tại mỗi công ty cũng sẽ tồn tại những phụ cấp khác dựa theo quy định riêng hoặc yêu cầu hợp lý của nhân sự.
Hơn hết, cả người lãnh đạo và bộ máy lao động cần phải phân biệt rõ ràng, rạch ròi và cụ thể sự khác nhau giữa phụ cấp lương trong doanh nghiệp với mức lương cơ bản chắc chắn sẽ nhận được. Nói cách khác, phụ cấp lương là một khoản thêm vào để bù đắp và chi trả xứng đáng nhất công sức nhân sự đã bỏ ra nhằm hoàn thành các đầu việc được giao, và chắc chắn, nó không nằm trong lương cơ bản.
Cụ thể các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình công việc, nội dung và tính chất phức tạp khác nhau mà các mức phụ cấp lương trong doanh nghiệp cũng sẽ được chia thành nhiều kiểu, loại hình khác nhau. Nhờ vậy, nhân sự và lãnh đạo cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu, xây dựng và nắm rõ các đầu mục công việc cần phụ cấp, đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác theo quy định của Luật Lao động.
Nhìn chung, các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp có thể được chia ra như sau (theo Thông tư 36/2012/TT – BLĐTBXH):
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Khoản phụ cấp lương trong doanh nghiệp này dành cho những nhân sự lao động thường xuyên, trong khoảng thời gian liên tục và kéo dài tại những môi trường làm việc cực kỳ nguy hiểm, độc hại, có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý theo quy định ban hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc làm việc trực tiếp tại những nơi có bệnh truyền nhiễm.
Đương nhiên, phía doanh nghiệp cần có trách nhiệm rà soát về điều kiện làm việc cũng như chi trả mức phụ cấp phù hợp theo đúng Luật cho người lao động, cụ thể như sau:
- Người lao động thực hiện công việc nặng nhọc, nhiều hiểm họa: nhận tối thiểu 5% và tối đa 10% so với mức lương cơ bản
- Người lao động thực hiện công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc chất độc hại: nhận tối thiểu 7% và tối đa 15% lương cơ bản
- Nếu nhân sự làm dưới 4 tiếng/ngày, mức lương phụ cấp sẽ được tính bằng nửa ngày. Từ 4 tiếng trở lên, họ sẽ nhận được mức hỗ trợ tương đương 1 ngày làm việc.
Phụ cấp trách nhiệm
Với những công việc thuộc cấp độ quản lý (trưởng ca, tổ trưởng, trưởng nhóm, trưởng phòng,…) hoặc những việc đặc thù yêu cầu trách nhiệm vô cùng cao (thủ quỹ, kiểm ngân,..), các doanh nghiệp sẽ cần chi trả mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng với cách tính đã được Bộ Nội vụ quy định cụ thể: Lương cơ sở x Hệ số.
Tùy thuộc vào tính chất công việc và đối tượng làm việc thuộc danh sách được hưởng phụ cấp mà hệ số cũng sẽ có những mức khác nhau, dao động từ 0,1; 0,2; 0,3 cho đến 0,5. Tuy nhiên, mức phụ cấp này sẽ không vượt quá mức tối đa là 10% lương cơ bản của nhân sự. Doanh nghiệp cũng hoàn toàn có quyền không trả phụ cấp lương trong trường hợp người lao động không tham gia hoàn thành công việc từ 1 tháng trở lên.
Phụ cấp lưu động
Với nhân sự thường xuyên phải thay đổi địa điểm, di chuyển giữa nhiều nơi để hoàn thành trọn vẹn, tối đa công việc được giao (ví dụ như sửa đường sắt, đường bộ,…), công ty sẽ chi trả mức phụ cấp lưu động cho họ sau khi đã rà soát cụ thể và kiểm định chắc chắn tính chất công việc, hiệu quả nhân sự mang lại đạt chuẩn yêu cầu hay không.
Với mức phụ cấp lưu động, số tiền tối đa nhân viên nhận được sẽ không vượt quá 10% mức lương cơ bản họ đang thực nhận theo quy định và cam kết ban đầu.
Phụ cấp thu hút
Được áp dụng cho đối tượng nhân sự là công nhân viên chức tham gia làm việc tại những vùng đặc biệt của Quốc gia như vùng núi, vùng kinh tế mới, vùng đặc biệt khó khăn hoặc vùng hải đảo cách xa đất liền, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, phụ cấp thu hút là mức hỗ trợ được khá nhiều nhân sự quan tâm.
Cụ thể, mức phụ cấp thu hút sẽ dành cho những người lao động không làm việc tại những khu vực khó khăn về kinh tế nêu trên quá 60 tháng. Cách tính loại tiền hỗ trợ này cũng được quy định cụ thể như sau: Mức lương thực nhận hiện tại x 70% x Phụ cấp chức vụ (nếu có) x Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp chức vụ, chức danh
Những người lao động đang nắm giữ chức vụ cao cấp và đóng vai trò vô cùng quan trọng, yêu cầu cao về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm (trưởng phòng, giám đốc cơ sở, giám đốc chi nhánh,…) sẽ được hưởng mức phụ cấp trong doanh nghiệp về chức vụ, chức danh của mình.
Theo quy định cụ thể, nhân sự nắm giữ vị trí cao và nhiều yêu cầu khắt khe như nêu trên sẽ được hưởng phụ cấp tối đa 15% so với lương chuyên môn thực nhận. Tất nhiên, nếu không làm liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu 1 tháng, họ sẽ không được nhận cơ chế lương này.
Khoản phụ cấp khác
Ngoài những mức phụ cấp cơ bản nêu trên, các doanh nghiệp, công ty cũng tự xây dựng cho mình những quy định riêng biệt về chi phí hỗ trợ thêm, đảm bảo tốt nhất quyền lợi và động lực làm việc của nhân sự: phụ cấp đi lại, phụ cấp nhà ở, phụ cấp điện thoại, phụ cấp năng suất và hiệu quả công việc, phụ cấp nuôi con nhỏ,…
Phụ cấp lương trong doanh nghiệp – những lưu ý cần nắm rõ
Hiểu cụ thể về các loại phụ cấp và cách thức phân biệt, nhận diện từng đối tượng, tuy nhiên nhiều người lao động và thậm chí cả nhà quản lý vẫn chưa nắm được một vài lưu ý đặc biệt dành cho phụ cấp lương trong doanh nghiệp, dẫn đến thực hiện sai lệch so với Luật quy định, ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu công ty và nhầm lẫn giữa các mức chi trả.
Một vài lưu ý sau về phụ cấp lương trong doanh nghiệp mà lãnh đạo và nhân sự cần nắm, hiểu rõ:
- Với các loại phụ cấp đã được phân chia cụ thể, rõ ràng trong các điều luật, người lao động vẫn cần phải đóng bảo hiểm xã hội
- Với các mức phụ cấp riêng của từng doanh nghiệp, tổ chức tự quy định (ăn uống, đi lại, nuôi con nhỏ, vượt KPI,…), người lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội
- Phụ cấp lương có được tính vào tiền lương tăng ca
- Các khoản phụ cấp trong doanh nghiệp không tính vào thuế thu nhập cá nhân:
-
- Phụ cấp ưu đãi hằng tháng dành cho người có công
- Phụ cấp chế độ dành cho những người làm trong khu vực nguy hiểm, độc hại
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh
- Phụ cấp cho nhân viên y tế tại các thôn, bản
- Phụ cấp thu hút, khu vực
- Phụ cấp đặc thù cho từng ngành nghề
- Phụ cấp phục vụ đối tác, khách hàng, lãnh đạo cấp cao
Ngoài những trường hợp kể trên, các mức phụ cấp khác đều được tính vào mức thuế thu nhập cá nhân và người lao động cần chú ý kê khai, nộp thuế đầy đủ.
Phụ cấp lương trong doanh nghiệp là yếu tố khá quan trọng trong hợp đồng lao động nhưng nhiều nhân sự vẫn chưa hiểu rõ hay nắm cụ thể thông tin về yếu tố này. Đây là quyền lợi chính đáng, cũng như là chi trả xứng đáng cho công việc người lao động đã cố gắng thực hiện, hoàn thành, vậy nên cả 2 phía – chủ doanh nghiệp và bộ máy nhân lực – đều cần có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về mức hỗ trợ này.