• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI
  • Đặt tên công ty theo phong thủy âm dương
  • Đặt tên công ty theo tuổi và bổn mạng
    • Đặt tên công ty theo mệnh kim
    • Đặt tên công ty theo mệnh mộc
    • Đặt tên công ty theo mệnh thủy
    • Đặt tên công ty theo mệnh hỏa
    • Đặt tên công ty theo mệnh thổ
  • Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
    • Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
    • Quy định về tên doanh nghiệp – tên công ty trùng và tên gây nhầm lẫn:

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Phong thủy là việc áp dụng các yếu tố ngũ hành vào việc xây nhà, làm ăn kinh doanh,…Việc áp dụng phong thủy vào cuộc sống sẽ giúp cuộc sống tốt hơn, làm ăn kinh doanh thuận lợi hơn. Ngày nay, việc áp dụng phong thủy vào kinh doanh càng ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi hơn. Việc mọi người có xu hướng tìm kiếm cách đặt tên công ty theo phong thủy ngày càng tăng đã minh chứng điều đó. Vậy, cách đặt tên doanh nghiệp theo phong thủy cần lưu ý những gì? Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty tìm hiểu qua bài viết sau.
GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Đặt tên công ty theo phong thủy âm dương

Đầu tiên, chúng ta cần lưu ý đến những vần bằng (Huyền, Không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Khi đặt tên công ty theo phong thủy, chúng ta nên đặt tên có vần bằng, vần trắc cân đối sẽ tốt. Ví dụ: với tên công ty là Thái Phú Phát, tất cả các vần trong tên công ty này đều là vần trắc, thuộc hành Dương, dương cường, âm nhược không hài hòa âm dương sẽ không tốt. Nhưng với tên công ty Thái Phú Tài, có 2 vần trắc và 1 vần bằng, âm dương kết hợp sẽ là một tên công ty theo phong thủy tốt hơn.

Đặt tên công ty theo tuổi và bổn mạng

Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người. Và mỗi mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau.

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Đặt tên công ty theo mệnh kim

Người mệnh kim là người có tham vọng, luôn tự tin vào bản thân, rất kiên trì với khả năng tập trung cao. Cùng với tính quản giao trời phú, người mệnh Kim rất thành công với những công việc mà mình theo đuổi. Mệnh Kim hợp với các con số sau: số 2, số 5, số 6, số 7 và số 8. Và đặc biệt, mệnh Kim hợp nhất với số 7 (con số mà mọi người cho là xui rủi, 7 = thất) Vậy, khi đặt tên công ty theo mệnh kim nên đặt tên công ty ra sao để vừa hay và ý nghĩa? Tên công ty của người theo mệnh Kim nên có sự mạnh mẽ, tham vọng giống như tính cách của người mạng Kim vậy. Và số lượng âm tiết trong tên riêng của công ty người mệnh kim nên có tổng số ký tự bằng với các số trên là tốt nhất

Xem Thêm:   Vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đặt tên công ty theo mệnh mộc

Người mệnh Mộc thường nhanh nhẹn, nhạy cảm với thời cuộc, bản tính rất công bằng và ngoại giao tốt. Tư duy của họ rất mạch lạc nhưng việc bám sát kế hoạch triển khai công việc thường không tốt.  Mệnh Thủy hợp với các con số 3, 4. Vậy, người mệnh Mộc khi đặt tên công ty thì nên đặt như thế nào cho phú hơp? Căn cứ vào những yếu tố bên trên, tên công ty của người mệnh Mộc nên có sự cấp tiến, tổng các ký tự nên có tổng số âm tiết bằng với các con số trên là tốt nhất.

Đặt tên công ty theo mệnh thủy

Người mệnh Thủy là người khéo ăn nói, đàm phán tốt và có khả năng thuyết phục người khác. Đây là tuýp người khá nhanh nhẹn và dễ thích ứng với môi trường mới. Là người rộng lượng nhưng cũng vì tính cách này, họ dễ bị tổn thương với những hành động không tốt của người khác đối với mình. Mệnh Thủy hợp với các con số 1, 4, 6, 7. Vậy khi đặt tên công ty, người mệnh thủy nên đặt tên công ty ra sao cho phù hợp? Căn cứ vào các dữ liệu bên trên, người mệnh thủy nên đặt tên công ty có ý nghĩa linh hoạt, rộng lượng và tổng số ký tự trong tên riêng công ty nên có tổng số các âm tiết phù hợp với các số 1, 4, 6,7.

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Đặt tên công ty theo mệnh hỏa

Người mệnh Hỏa có tính tình cương trực, họ có khả năng lãnh đạo, đam mê và có những sáng tạo không ngừng trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, người mệnh Hỏa thường bướng bỉnh và nóng tính. Con số may mắn, mang đến nhiều tài lộc cho người mệnh Hỏa là: số 3, 4 và số 9. Vậy đặt tên công ty theo mệnh hỏa nên đặt ra sao? Với các thông tin như trên, tên công ty theo mệnh hỏa nên thể hiện sự chính trực, sáng tạo và tên công ty có tổng số các ký tự phù hợp với số 3, 4 và 9 là tốt.

Xem Thêm:   Cơ Cấu Tổ Chức Của Một Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tại Việt Nam

Đặt tên công ty theo mệnh thổ

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Mệnh thổ là đặc trưng của thiên nhiên, cây cối và là cội nguồn của sự sống. Người mệnh Thổ thông minh, sống chân thành, luôn luôn vươn lên trong cuộc sống. Nhưng ngược lại, với bản tính trời sinh, người mệnh Thổ hơi chậm chập, đôi khi ù lì (Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Hỏa nhanh nhẹn, sáng tạo thì mệnh Thổ lại đối nghịch). Các con số phù hợp với người mệnh Thổ là: 2, 5, 8 và 9 Vậy đặt tên công ty theo mệnh thổ nên đặt ra sao? Chiếu theo tính cách và các con số sinh tài lộc của người mệnh Thổ, thì khi đặt tên công ty, người mệnh Thổ nên đặt các tên mang đến sự chắc chắn, phát triển và tổng số các ký tự trong tên riêng của công ty nên có tổng số bằng với các số 2, 5, 8 và 9. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo để quý bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn khi lựa chọn đặt tên công ty. không cung cấp dịch vụ tư vấn đặt tên công ty theo phong thủy.

Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  • Thứ nhất: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
  • Thứ hai: Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Thứ ba: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Xem Thêm:   Doanh nghiệp EPE là gì? Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp EPE

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Quy định về tên doanh nghiệp – tên công ty trùng và tên gây nhầm lẫn:

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Trong trường hợp này là tên công ty mình dự tính đặt giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã đặt trước đó.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI
  • a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • b. Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • c. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • d. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • e. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
  • f. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • g. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. Tức là các công ty con của công ty đã đăng ký có thể được theo quy định tại điểm d, đ, e, và g. Để được hỗ trợ tra cứu tên doanh nghiệp chính xác nhất. Chúc các bạn chọn được một tên công ty ý nghĩa và hợp với tuổi của mình!

Bạn đang theo dõi bài viết GỢI Ý CÁCH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO PHONG THỦY VÀ TUỔI Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì và vai trò quan trọng trong nền kinh tế?
Doanh nghiệp liên doanh là gì? khái niệm, lợi ích, quy trình thành lập và các loại hình phổ biến.
Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Lợi Thế Và Bất Lợi Của Mô Hình Công Ty Mẹ – Con Mới Nhất

Filed Under: Doanh Nghiệp

Previous Post: « Cách xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kỹ thuật đạt hiệu quả cao
Next Post: Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P cho doanh nghiệp »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp