Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Xử lí vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp trong trường hợp nào qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật đấu thầu 2013
- Luật Xây dựng 2014
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Vi phạm hợp đồng là gì? Bản chất của chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 là:
- Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Hợp đồng dân sự được hiểu là những thỏa thuận giữa các bên nhằm đạt được mục đích các bên hướng tới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Hợp đồng là cơ sở xác định các quyền và nghĩa vụ dân sự sẽ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt. Khi các bên đã thỏa thuận và thống nhất nội dung hợp đồng dân sự thì sau khi giao kết, các bên phải thực hiện đúng theo hợp đồng đó. Các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật về loại hợp đồng đó đều được xác định là hành vi vi phạm hợp đồng. Xem thêm bảng giá dịch vụ kế toán để biết thêm chi tiết
Phạt vi phạm hợp đồng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên khi chưa có hành vi vi phạm để thúc đẩy các bên nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên kia tiền phạt hợp đồng. Thực chất, tiền phạt này là tiền đền bù vật chất cho bên bị vi phạm, không phụ thuộc vào việc có hay không có thiệt hại. Ngoài ra, nếu phải chịu phạt vi phạm rồi thì không cần phải bồi thường thiệt hại nữa. Chỉ khi các bên có thỏa thuận vừa phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Điều kiện phạt vi phạm hợp đồng
Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên sẽ bị phạt tiền vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng hợp đồng,… Đối với chế tài phạt vi phạm hợp đồng, chỉ áp dụng khi đáp ứng hai điều kiện cơ bản: Có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận xử lý vi phạm bằng hình thức phạt vi phạm.
Có hành vi vi phạm hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng, các bên có trách nhiệm làm theo đúng nội dung đã thỏa thuận. Khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì đều bị coi là vi phạm hợp đồng và sẽ bị xử phạt theo thỏa thuận. Các nghĩa vụ hợp đồng không chỉ có nghĩa vụ đã thỏa thuận mà còn có những nghĩa vụ đương nhiên phải thực hiện theo pháp luật dân sự quy định chung cho từng loại hợp đồng đó.
Khác với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, khi áp dụng chế tài phạt vi phạm, các bên chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm là có thể áp dụng chế tài này. Không cần phải chứng minh có thiệt hại xảy ra không, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại đó hay không.
Có sự thỏa thuận của các bên
Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Phạt vi phạm là một chế tài bảo đảm thực hiện hợp đồng mà pháp luật không bắt buộc áp dụng. Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận rõ ràng về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thì các bên mới áp dụng chế tài này khi có vi phạm. về chế định phạt vi phạm, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, không quy định khung xử phạt cụ thể. Khi thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, các bên phải thỏa thuận cả mức phạt vi phạm hợp đồng thì khi có vi phạm mới xử phạt được.
Mức phạt vi phạm trong hợp đồng
Trong pháp luật dân sự thì không quy định cụ thể về mức phạt vi phạm mà đa số là thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên
Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
theo quy định của Luật thương mại năm 2021 còn áp dụng thì vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả . Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Mức thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Bạn đang theo dõi bài viết Xử lí vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp trong trường hợp nào Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.