Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Hướng dẫn làm hồ sơ và thủ tục thành lập quỹ từ thiện qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài thành lập công ty, tổ chức với mục đích kinh doanh thương mại, hiện nay có ngày càng nhiều các doanh nghiệp mong muốn thành lập các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo, những người gặp khó khăn, quyên góp cho các tổ chức giáo dục, bệnh viện, y tế,… nhất là trong tình hình bão lũ triền miên mỗi năm, thêm vào đó là dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp từ năm 2020 đến nay. Vậy thành lập quỹ từ thiện có cần tuân theo quy định, thủ tục nào không? Nếu có thì đó là những quy định, thủ tục nào ?… Sau đây, công ty tư vấn Vạn Tín sẽ giải đáp những thắc mắc trên của quý vị.
Trước hết, doanh nghiệp phải hiểu rõ bản chất của tổ chức xã hội, quỹ từ thiện và nguyên tắc hoạt động cơ bản chúng.
1. Quỹ từ thiện là gì? Mục đích thành lập tổ chức, quỹ từ thiện?
a. Qũy từ thiện là tổ chức như thế nào?
– Quỹ từ thiện là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động với mục đích hỗ trợ những người khó khăn trong cuộc sống từ sự quyên góp của những nhà hảo tâm.
– Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quỹ từ hiện hoạt động, theo quy mô địa phương, quốc gia hoặc quốc tế. Thực tế, không có quy định về phạm vi hoạt động của các quỹ từ thiện, vì hướng đến mục đích cao cả mong muốn giúp đỡ mọi người, các quỹ từ thiện khi phát triển mạnh có thể mở rộng phạm vi và giúp đỡ các đối tượng lớn hơn, thậm chí là các nước ngoài khu vực.
– Các quỹ từ thiện lớn ở Việt Nam mà doanh nghiệp có thể tham khảo là Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation); Làng Trẻ em SOS Việt Nam; Tổ chức từ thiện Quốc tế cho người tàn tật (Handicap International)…
– Các quỹ từ thiện lớn trên thế giới có thể kể qua là : Quỹ Stichting INGKA Foundation; Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation; Viện nghiên cứu Howard Hughes Medical Institute…
b. Nguyên tắc hoạt động của một quỹ từ thiện:
– Mặc dù được thành lập một cách từ nguyện từ các thành viên của quỹ, nhằm khắc phục các khó khăn từ thiên tai, dịch bệnh, giúp đỡ người dân… nhưng phải tuân theo các nguyên tắc của luật pháp.
– Tại điều 5 ( Nghị định 93/2019/NĐ-CP) về nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ từ thiện như sau:
- Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: Không sử dụng mô hình hoạt động của quỹ từ thiện để thu lợi nhuận khủng.
- Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình: Các cá nhân, cơ sở, tổ chức muốn thành lập tổ chức từ thiện phải bỏ tiền ra để hỗ trợ hoạt động này, đồng thời phải dùng tài sản của mình để chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước.
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận : Quỹ từ thiện hoạt động theo điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các quy định khác của pháp luật liên quan. Tại chương II, chương III của Nghị định 93/2019/NĐ- CP quy định rất chi tiết về điều kiện thành lập của quỹ từ thiện.
- Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ: Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì nếu không công khai, minh bạch sẽ dẫn đến tham nhũng, thất thoát tài sản.
- Không phân chia tài sản: Tức là tài sản của quỹ từ thiện là quỹ tổng hợp toàn diện và không thuộc về bất kỳ đơn vị nào khác.
2. Hồ sơ thành lập quỹ:
Theo Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quy định hồ sơ thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thành lập;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ từ thiện;
- Bản cam kết về việc khuyên góp của các thành viên sáng lập, giấy tờ và tài liệu cũ thể chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại điều 14 Nghị định trên;
- Phải có bản sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của những thành viên thuộc Ban sáng lập và các tài liệu liên quan (quy định tại điều 11, điều 12 hoặc điều 13 Nghị định Nghị định 93/2019/NĐ-CP). Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Văn bản bầu các thành viên trong Ban sáng lập với những chức danh cụ thể;
- Văn bản xác nhận nơi đặt trụ sở của tổ chức.
Sau khi hoàn tất, gửi 1 bộ hồ sơ thành lập quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điều 18 thuộc Nghị định được nêu trên.
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép thành lập quỹ và công nhận điều lệ quỹ.
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn làm hồ sơ và thủ tục thành lập quỹ từ thiện Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.