• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Thủ Tục Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp Mới Nhất

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Căn cứ pháp lý chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
    • Tiến hành in lại hóa đơn và sử dụng hóa đơn cũ
    • Tiến hành thay đổi mẫu dấu công ty
    • Thay đổi thông tin các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp
    • Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
    • Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty TNHH thành công ty Cổ Phần
    • Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty Cổ phần thành công ty TNHH 1TV
    • Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty Cổ Phần thành thành công ty TNHH 2 thành viên
    • Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nhằm phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp. Trong đó, các hình thức chuyển đổi loại hình công ty điển hình như: Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành 2 thành viên, chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty cổ phần, chuyển công ty cổ phần sang TNHH 1 thành viên. 

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Hầu hết các doanh nghiệp khi có nhu cầu chuyển đổi loại hình công ty đều gặp rắc rối về thủ tục pháp lý vì không biết quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ra sao? Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty như thế nào?
Hãy cùng Vạn Tín – đơn vị chuyên Tư vấn thành lập công ty tìm hiểu qua bài viết dưới đây về thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhanh chóng, dễ dàng và đúng theo quy định pháp luật ban hành nhé!

Căn cứ pháp lý chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định hướng dẫn luật doanh nghiệp

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên
  • Chuyển đổi loại hình Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần
  • Chuyển đổi loại hình Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên công ty cổ phần
  • Chuyển đổi loại hình Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên, công ty TNHH một thành viên
Lưu ý: Doanh nghiệp không được chuyển đổi loại hình công ty đối với một số trường hợp sau:
  • Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty 1 thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần
  • Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên công ty cổ phần
  • Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó
  • Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.
Xem Thêm:   Thành lập công ty kinh doanh xử lý rác thải thủ tục chi tiết nhất

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

  • Quyết định về việc chuyển đổi ( Chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; Hội đồng thành viên của công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)
  • Biên bản họp về việc chuyển đổi
  • Giấy đề nghị thay đổi loại hình Công ty
  • Danh sách thành viên ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)
  • Dự thảo Điều lệ Công ty chuyển đổi ( đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)
  • Hợp đồng chuyển nhượng ( không áp dụng cho hình thức chuyển đổi từ DNTN thành công ty TNHH)
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng:

Đối với hình thức chuyển từ công ty cổ phần sang công ty TNHH và ngược lại phải có hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Đối với hình thức chuyển từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có hợp đồng chuyển nhượng (kèm theo các giấy tờ chứng minh) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sở hữu công ty cho một hoặc một số cá nhân khác. Ngoài ra, còn có quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp nếu chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.

Đối với hình thức chuyển từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên phải có hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ ( Theo hướng dẫn trên)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Bước 3: Căn cứ vào giấy hẹn nhận kết quả chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Những lưu ý sau khi nhận kết quả chuyển đổi loại hình công ty

Sau khi nhận giấy chứng nhận thay đổi loại hình công ty từ cơ quan thuế, doanh nghiệp vẫn cần phải tiến hành thực hiện thủ tục cấp đổi con dấu và thực hiện công văn nhằm thông váo đến các cơ quan quản lý thuế về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của công ty mình.

Doanh nghiệp cần quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại mà công ty sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thì không cần làm thủ tục quyết toán.

Tiến hành in lại hóa đơn và sử dụng hóa đơn cũ

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Trong trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì cần phải làm các thủ tục sau:
  • Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng;
  • Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Còn trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ và muốn chuyển sang dùng hóa đơn mới thì  thực hiện như sau:
  • Hủy hóa đơn đơn chưa sử dụng;
  • Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn.
Xem Thêm:   Pháp chế doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam

Tiến hành thay đổi mẫu dấu công ty

Do nội dung con dấu của doanh nghiệp bao gồm tên công ty và mã số công ty. Vì vậy, khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Sau khi tạo con dấu mới, công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.

Thay đổi thông tin các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Sau khi chuyển đội loại hình Thành lập doanh nghiệp dẫn đến thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo tên mới:
  • Đối với giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
  • Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan

Sau khi chuyển đổi loại hình công ty, đương nhiên tên doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi cho nên cần thông báo đến các cơ quan liên quan về sự thay đổi tên doanh nghiệp cũng như sự thay đổi loại hình của doanh nghiệp.

Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…

Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty TNHH thành công ty Cổ Phần

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo nếu đáp ứng đủ 1 trong các điều kiện dưới đây:
  • Chuyển đổi bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức/cá nhân khác;
  • Chuyển đổi bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
  • Kết hợp các phương thức trên
Khi thực hiện chuyển đổi, Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty Cổ phần thành công ty TNHH 1TV

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp này là gì? Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên nếu có một trong các điều kiện sau:
  • Công ty cổ phần chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định.
  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
  • Một tổ chức/ cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký. Công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Điều kiện chuyển đổi loại hình công ty Cổ Phần thành thành công ty TNHH 2 thành viên

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo cách sau đây:
  • Chuyển đổi sang công ty TNHH đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi sang công ty TNHH đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Kết hợp các cách trên.
Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp này đó là Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định.

Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH

thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-quangminh-01

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
  • Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28
  • Chủ công ty tư nhân phải là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên
  • Chủ công ty tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ công ty tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của công ty tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Chủ công ty tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của công ty tư nhân.
Xem Thêm:   Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Khái niệm, lợi ích, thách thức và các bước cần thiết

Bạn đang theo dõi bài viết Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì và vai trò quan trọng trong nền kinh tế?
Doanh nghiệp liên doanh là gì? khái niệm, lợi ích, quy trình thành lập và các loại hình phổ biến.
Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Lợi Thế Và Bất Lợi Của Mô Hình Công Ty Mẹ – Con Mới Nhất

Filed Under: Doanh Nghiệp

Previous Post: « Hậu vệ ghi bàn nhiều nhất thế giới – Ai là người dẫn đầu?
Next Post: Văn Hoá Doanh Nghiệp Là Gì? Thành Lập Công Ty Có Nên Chú Ý Đến Văn Hóa Doanh Nghiệp? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp