Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Hướng dẫn thành lập công ty xây dựng qua bài viết dưới đây nhé.
Quy trình thành lập công ty xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy uỷ quyền cho Tư vấn Vạn Tín.
Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp Công ty Tư vấn Vạn Tín sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Sau đó, dịch vụ thành lập công ty tại Vạn Tín sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại sở kế hoạch đầu tư cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nếu chưa hiểu rõ những quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh, quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ giấy phép kinh doanh được cung cấp bởi các dịch vụ tư vấn uy tín cả nước
Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp
Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Vạn Tín sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp đã được hoàn tất.
Chia sẻ kinh nghiệp khi thành lập công ty xây dựng
Một số ngành mà doanh nghiệp nên tham khảo khi thành lập công ty xây dựng
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp; Xây dựng công trình cửa như: Đường thuỷ, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống, đập và đê; Xây dựng đường hầm;,Các công việc xây dựng khác không phải nhà như: Các công trình thể thao ngoài trời
- Phá dỡ
- Chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Lưu ý khi thành lập công ty xây dựng
- Về mức vốn điều lệ: Luật không quy định mức vốn pháp định đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, xây dựng là nghành nghề cần nguồn vốn khá lớn để đảm bảo cho các hoạt động của mình, vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp tránh đăng ký quá thấp dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tính cạnh tranh khi tìm kiếm hợp đồng xây dựng, mức vốn quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn và khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ cũng khá khó khăn. Nếu sau khi đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp muốn thay đổi số vốn điều lệ thì hoàn toàn có thể, điều này không tốn quá nhiều thời gian như mọi người nghĩ khi sử dụng dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh tại Vạn Tín
- Về ngành nghề: Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì không có hạn chế nào về vốn, bằng cấp hay kinh nghiệm gì. Tuy nhiên nếu công ty muốn kinh doanh mã ngành xây dựng sau thì sau khi đăng ký hoạt động phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn:
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết:
- Hoạt động kiến trúc (Điều 18);
- Hoạt động đo đạc bản đồ (Điều 70);
- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước (Điều 86);
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng (Điều 87);
- Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng (Điều 77);
- Thiết kế xây dựng công trình (Điều 121);
- Thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng (Luật xây dựng năm 2014);
- Khảo sát xây dựng (Luật xây dựng năm 2014);
- Giám sát thi công xây dựng công trình (Luật đấu thầu 2013);
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; Tư vấn lựa chọn nhà thầu (Điều 41 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật phòng cháy chữa cháy)
- Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy (Điều 41 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật phòng cháy chữa cháy)
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau:
1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là công ty , trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, còn có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
3. Công ty TNHH 1 thành viên
Đây là loại hình công ty một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
4. Công ty TNHH hai thành viên.
Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân ( ít nhất là 2, không quá 50 thành viên) trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ cam kết góp vào công ty. Chế độ chuyển nhượng vốn của loại hình công ty này được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty.
5. Công ty cổ phần
Là doanh nghiệp có Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chứ, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiếu là 3, không hạn chế tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Thủ tục cần làm sau thành lập công ty xây dựng:
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
- Kê khai và nộp thuế môn bài
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
- Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hành nghề trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện
Các hình công ty đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Nên trước khi quyết định thành lập công ty theo loại hình công ty nào, nhà khởi nghiệp cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất cho công ty sau này.
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn thành lập công ty xây dựng Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.