Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành Lập Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng qua bài viết dưới đây nhé.
I/ Những Điều Kiện Cần Tuân Thủ Khi Thành Lập Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng
Lĩnh vực Kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng là ngành nghề có điều kiện, do đó, nếu muốn thành lập doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu sau mới được đi vào kinh doanh:
Tiêu chuẩn, yêu cầu về cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng:
- Các loại thiết bị, dây chuyền, dụng cụ,máy móc, phân xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng đảm bảo những tiêu chuẩn theo quy định pháp luật đề ra.
- Phạm vi diện tích khu vực dùng để bảo quản, dự trữ và sản xuất thực phẩm chức năng phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về an toàn, Tương thích với quy mô.
- Nhân viên thực hiện hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng phải là những người đã qua các lớp đào tạo chuyên môn về các ngành nghề tham gia sản xuất
- Có khu vực riêng dùng để kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm chức năng (trước khi sản phẩm được tung ra thị trường) đảm bảo yêu cầu đặt ra trước đó.
- Bắt buộc những người tham gia trực tiếp vào quy trình quản lý chuyên sâu trong quá trình sản xuất thực phẩm chức năng phải có chứng chỉ hành nghề.
Những yêu cầu về xin giấy phép và chứng chỉ thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng :
- Phải có đủ giấy phép về kinh doanh sản xuất thực phẩm chức năng
- Doanh nghiệp phải cung cấp các loại giấy tờ chứng minh thực hiện tốt sản xuất thuốc.
- Cung cấp thêm các chứng chỉ hành nghề có liên quan đến nếu cần.
II/ Quy trình thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng đúng quy định
Để thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng bạn phải tuân thủ theo những bước sau
Bước 1: Khai báo, chuẩn bị sẵn các thông tin cần thiết
- Đặt tên cho công ty (lưu ý là tên của công ty không được trùng với các công ty đã thành lập trước đó). Bên cạnh đó tên của công ty phải chứa đầy đủ hai yếu tố là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp (như công ty Tnhh, công ty cổ phần, công ty liên doanh,…..) + tên riêng
- Khai báo địa chỉ công ty theo đúng quy định mà pháp luật đề ra. Lưu ý là thuê văn phòng, thuê trụ sở chính cần xem xét các giấy tờ cho thuê có hợp lệ hay không, khu vực được thuê có nằm trong trường hợp được cấp phép sử dụng cho các hoạt động kinh doanh thương mại hay không? Sau đó mới tiền hành ký kết
- Khai báo vốn điều lệ, vốn pháp định với cơ quan nhà nước. Lưu ý không phải lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần khai báo vốn pháp định, chỉ cần khai báo nếu lĩnh vực kinh doanh nằm trong quy định phải có vốn pháp định, mức tiền được khai báo sẽ tùy thuộc và lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
- Bên cạnh đó, cũng giống như lúc tiến hành thành lập các loại hình công ty khác, khi tiến hành khai báo thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng doanh nghiệp cũng cần chọn loại hình kinh doanh chính của công ty một cách phù hợp nhất với khả năng của doanh nghiệp. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có năm loại hình được đăng ký nhiều nhất là Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp TNHH 1 thành viên, Doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp liên doanh.
- Sau khi đăng ký hình thức doanh nghiệp, sẽ đăng ký chi tiết mã ngành kinh doanh.
- Người đại diện công ty. Đây là người sẽ tham gia ký kết , đóng dấu vào các văn bản pháp lý của công ty, họ cũng là người chịu trách nhiệm cho công ty trước pháp luật khi xảy ra các tình trạng sai phạm trong kinh doanh.Thông thường người đại diện pháp lý của công có thể là giám đốc, Tổng giám đốc, Người đứng đầu hội đồng quản trị hoắc cũng có thể là người được thuê từ bên ngoài. Số lượng người đại diện pháp lý cho công ty sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty.
- Những người này phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ để đảm bảo tư cách pháp nhân như giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức này người đại diện pháp lý còn phải đáp ứng đủ các điều kiện về kiến thức liên quan đến ngành nghề hoạt động của công ty
- Nhận định quy mô của công ty như lớn, vừa và nhỏ. Lập một danh sách các thành viên, cổ đông trong công ty hay những người góp vốn, mua cổ phần.
Bước 2: Lên danh sách và chuẩn bị các giấy tờ có trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị xong các thông tin cần thiết, thì doanh nghiệp cần hoàn tất hồ sơ xin Đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây.
- Giấy đăng ký mở công ty, thành lập doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng.
- Danh sách các thành viên của hội đồng cổ đông và các thành viên tham gia góp vốn vào quá trình thành lập công ty (nếu có) hoặc nếu hoạt động dưới hình thức công ty tư nhân chỉ cần khai báo thông tin của người đứng đầu doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp cá nhân muốn thành lập công ty thì mang theo các loại giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách pháp nhân như : “Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu, các loại giấy tờ tùy thân khác,…”. Ngoài ra khi nộp sẽ nộp bản photo nên bạn cũng cần photo các loại giấy tờ này đem theo. Nếu là một tổ chức thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng thì phải cung cấp các loại giấy tờ chứng nhận là tổ chức vẫn đang trong quá trình hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, để bảo đảm hãy mang theo các loại giấy tờ đăng ký kinh doanh mà tổ chức được nhà nước cấp cho khi thành lập.
- Cung cấp các loại văn bản minh chứng rằng tài sản cá nhân hay các báo cáo tài chính hằng quý/hàng năm của tổ chức để cơ quan nhà nước có thể xác nhận khả năng/ năng lực để tự thành lập công ty, đưa doanh nghiệp tiến vào quy trình hoạt động chính thức.
- Vốn điều lệ công ty được khai báo trước đó phải cung cấp các loại giấy tờ chứng nhận nguồn vốn hợp lệ
Thông thường Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xử lý giấy tờ trong khoảng thời gian vài ngày, bạn chỉ cần chờ kết quả và lấy giấy phép khi có thông báo. Nếu hồ sơ xảy ra sai sót sẽ được thông báo lý do bằng văn bản cụ thể.
Bước 3: Công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn tất các thủ tục vệ nộp hồ sơ và được Sở Kế Hoạch và đầu tư cấp giấy phép cho thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng. Bước cuối cùng công ty cần làm là công khai các thông tin của doanh nghiệp mình lên cổng thông tin quốc gia. Sau khi tiến hành khai báo, công ty có thể tiến hành các hoạt động như khắc con dấu, in sao hóa đơn, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành Lập Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.