Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty phi lợi nhuận qua bài viết dưới đây nhé.
Công ty phi lợi nhuận được hiểu chính xác là “không phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu, cổ đông” mà lợi nhuận của nó được tái sử dụng cho mục tiêu của tổ chức. Bất cứ tổ chức nào, đáp ứng tiêu chí kể trên thì đều được coi là tổ chức phi lợi nhuận. Nếu bạn muốn kinh doanh nhưng muốn việc kinh đó có tác động tích cực đến xã hội thì đây là hình thức kinh doanh bạn nên lựa chọn. Sau đây, Luật Vạn Tín chuyên tư vấn thành lập công ty online sẽ tư vấn các thủ tục thành lập doanh nghiệp phi lợi nhuận thông qua bài viết sau.
1. Những thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty
a. Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
- Để kinh doanh, bán hàng, sản xuất phi lợi nhuận thì doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề liên quan, như vậy mới thực hiện được mục đích kinh doanh của mình.
b. Địa chỉ công ty phi lợi nhuận
- Có địa chỉ công ty, doanh nghiệp mới có thể đăng ký mở công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ đặt công ty đúng, cụ thể, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không được sử dụng địa chỉ giả.
- Cấm đặt địa chỉ công ty phi lợi nhuận ở nhà chung cư, khu tập thể hay khu vực cấm làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của mình hoặc mượn địa chỉ nhà của bạn bè, người thân… làm địa chỉ đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty.
c. Vốn khi thành lập công ty phi lợi nhuận
- Muốn thành lập công ty phi lợi nhuận thì chắc chắc doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.
d. Tên công ty phi lợi nhuận:
- Tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. Còn tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Long An
e. Người làm đại diện theo pháp luật của công ty phi lợi nhuận:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.:
f. Chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty:
- Công ty phi lợi nhuận cần có loại hình doanh nghiệp phù hợp, như vậy mới thuận lợi thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp và chọn loại hình thích hợp với công ty.
Các loại hình thành lập doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Các doanh nghiệp này thường thành lập dưới dạng trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm như British council, các nhóm tự nguyên cho người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, HIV/AIDS,…
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: pháp luật cho phép các doanh nghiệp phát triển theo hướng này được đăng ký thành lập dưới 2 dạng là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần tiêu biểu như Vinmec, Vinschool,..
- Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận thường thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty tài chính vi mô,…
2. Quy trình thành lập công ty phi lợi nhuận:
a. Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…
- Danh sách cổ đông cùng thành viên có góp vốn vào công ty.
- Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp
- Giấy đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty.
b. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư và chờ từ 3 – 6 ngày để lấy giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ sau xót, doanh nghiệp sẽ được trả lời lý do bằng văn bản.
c. Bước 3: Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp tiến hành đang bố nội dung đăng ký:
– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty phi lợi nhuận. Nếu quá thời gian trên mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin công ty thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Bình Dương
3. Lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp
Khi đã có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp cần làm gì? Khi đã được cấp giấy thành lập công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì bên cạnh đưa công ty vào hoạt động, chủ doanh nghiệp cần:
- Khắc con dấu, công khai mẫu dấu.
- Thông báo thông tin công ty lên cổng thông tin
- Phát hành hóa đơn GTGT, mua hóa đơn từ cơ quan quản lý thuế.
- Nộp thuế ban đầu, kê khai thuế đầy đủ
- Làm chữ ký số cho việc đóng thuế điện tử
Ngoài chia sẽ nhưng kiến thức xoay quanh chủ đề thành lập doanh nghiệp, Luật Vạn Tín còn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán uy tín và dịch vụ khai báo thuế chính xác.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty phi lợi nhuận Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.