Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty mua bán cây cảnh qua bài viết dưới đây nhé.
1. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty:
a. Vốn điều lệ cần thiết:
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không yêu cầu mức tối thiểu hay mức tối đa của vốn điều lệ cũng như mức vốn điều lệ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp nên bạn có thỏa mái lựa chọn mức vốn điều lệ mà bạn có khả năng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chính phủ có yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu nhưng đối với ngành nghề mua bán cây cảnh không phải là ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu
b. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp: có 5 loại hình daonh nghiệp phổ biến hiện nay:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên
- Công ty cổ phần
- Công ty tư nhân
- Công ty hơp danh
c. Chọn tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố và đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Để kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa thì bạn có thể kiểm tra tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải gồm hai yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
d. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử
Xem thêm: Thành lập công ty tại Bình Phước
2. Quy trình thành lập công ty:
a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
– Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật: chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…Ngoài ra, nếu người đại diện được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê nhà nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Các tài liệu khác có liên quan
b. Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin thành lập công ty bạn có thể nộp hồ sơ thông qua 2 phương thức sau:
Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng.
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.
Sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cần phải:
- Đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng.
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
3. Những lỗi thường mắc phải sau khi thực hiện đăng kí thủ tục kinh doanh:
a. Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp kê khai không trung thực,
- Chậm đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Sử dụng con dấu nhưng chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu:
- Trong trường hợp, doanh nghiệp của bạn sử dụng con dấu nhưng chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu thì doanh nghiệp của bạn có thể bị cơ quan thẩm quyền xử phạt
- Trong trường hợp bạn không có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện
b. Vi phạm về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam hoặc có nhưng không đủ tiêu chuẩn và người đại diện theo pháp luật phải đăng kí cư trú tại Việt Nam hoặc thay đổi người đại diện pháp luât khác.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty mua bán cây cảnh Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.