Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty kinh doanh khoáng sản qua bài viết dưới đây nhé.
1. Điều kiện kinh doanh khoáng sản
a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại
b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp
Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
c) Đối với khoáng sản xuất khẩu
Ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a và b khoản này còn phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
XEM THÊM: Thành lập công ty tại TP.HCM giá rẻ.
d) Trường hợp khoáng sản nhập khẩu còn tồn kho
Do không tiêu thụ hết trong nước muốn tái xuất hoặc khoáng sản cần chuyển ra nước ngoài để phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ chế biến và các trường hợp cá biệt khác:
- Thương nhân có văn bản đề nghị xuất khẩu, trong đó nêu rõ mục đích, sự cần thiết, thông tin về nguồn gốc khoáng sản, thông tin về hợp đồng mua bán, công nghệ, chế biến (nếu có), thông tin về hợp tác, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ chế biến và phương án xử lý đối với sản phẩm khoáng sản sau nghiên cứu, thử nghiệm.
- Căn cứ vào văn bản đề nghị của thương nhân và chính sách đối với từng loại khoáng sản cho từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác, chế biến, rà soát, kiểm tra thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Xem Thêm: Tìm hiểu sâu về sáp nhận doanh nghiệp: Ý nghĩa, lợi ích, thách thức và các bước cần thiết.
e) Thương nhân kinh doanh khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.
2. Quy trình thành lập công ty kinh doanh khoáng sản:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
- Một đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản
- Quyết định phê duyệt về trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
- Nếu trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì buộc phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá
- Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định.
Nộp hồ sơ thành lập công ty lên Sở kế hoạch đầu tư trong thời hạn 3 ngày sẽ được cấp giấy kinh doanh nếu như hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh:
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp quyết định số lượng hình thức, nội dung con dấu doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm các tài liệu:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản
- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá
3. Quy trình thành lập doanh nghiệp tại tphcm
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thành lập doanh nghiệp tại tphcm nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư).
Theo đó thì nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho công ty luật chúng tôi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Giấy ủy quyền cho Công ty luật chúng tôi.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công khai.
Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói
Bước 3: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu
- Doanh nghiệp thực hiện khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.
- Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tịn đăng ký kinh doanh quốc gia.
- Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty kinh doanh khoáng sản Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.