Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Thành lập công ty gia sư qua bài viết dưới đây nhé.
1. Điều kiện xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
a. Điều kiện chung:
Không dạy thêm:
- Đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
- Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
b. Điều kiện cụ thể:
Địa điểm thực hiện việc dạy thêm:
- Có sự cam kết với UBND xã/ phường/ thị trấn về việc đảm bảo vệ sinh, trật tự…
- Công khai các nội dung tại địa điểm dạy thêm bao gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động, danh sách học viên, thời khóa biểu, mức thu.
Người trực tiếp giảng dạy:
- Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
- Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
- Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế…
- Có sự xác nhận của thủ trưởng hoặc chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn về các nội dung trên.
Người tổ chức giảng dạy:
- Đạt trình độc chuẩn đào tạo theo từng cấp học.
- Có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức trong quá trình công tác.
- Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, cải tạo, quản chế, không bị kỷ luật với hình thức thôi việc…
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn.
- Đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên, đủ độ sáng và thông gió.
- Kích thước bàn học, ghế, bàn, bảng học được thiết kế theo yêu cầu của các văn bản liên quan.
- Có công trình vệ sinh và nơi chứa rác thải vệ sinh.
2. Quy trình thành lập công ty gia sư:
a. Bước 1: Chuẩn bị thông tin và hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách các cổ đông cũng như các thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực
- Văn bản xác nhận vốn; chứng chỉ hành nghề.
Sau đó nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (cần có giấy ủy quyền nếu có người đi thay) hoặc có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập lên Sở đầu tư. Sau thời gian 5 ngày, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty.
b. Bước 2: Làm con dấu, khắc dấu mộc cho công ty:
Doanh nghiệp tự thiết kế, khắc dấu hoặc thuê đơn vị được cấp phép thực hiện. Con dấu phải đảm bảo chứa hai nội dung tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Con dấu không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
c. Bước 3: Hoàn thành thủ tục mở công ty
Sau khi hoàn thành các bước trên, các bước sau khi thành lập cần phải làm là:
Tiến hành khai thuế → đăng ký thuế qua mạng điện tử → nộp tờ khai và thuế môn bài → nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) → làm thủ tục mua, in hóa đơn treo hoặc dán mẫu hóa đơn liên 2 lên trụ sở công ty và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh.
3. Sau khi hoàn thành thủ tục mở công ty công ty cần thực hiện các vấn đề sau:
a. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thủ tục kê khai nộp tờ khai và thuế môn bài
- Treo biển tại trụ sở công ty: biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.
b. Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
- Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
- Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo
In và đặt in hóa đơn: Trước khi đặt in hoá đơn doanh nghiệp cần gửi Đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty và thông báo doanh nghiệp có được đặt in hoá đơn hay không.
Bạn đang theo dõi bài viết Thành lập công ty gia sư Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.