Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing qua bài viết dưới đây nhé.
Digital marketing là công ty hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số, sẽ thực hiện toàn bộ các hoạt động tiếp thị nhờ vào các thiết bị điện tử để đưa sản phẩm đến gần khách hàng và biến họ thành khách hàng tiềm năng của mình.
Nhờ sự phát triển của ngành công nghệ 4.0, thói quen tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể. Điều này khẳng định vai trò to lớn của digital marketing trong chiến lược quảng bá của bất kỳ thương hiệu lớn nhỏ nào.
II. các bước để thành lập công ty digital marketing:
1. Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty:
a. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp kinh doanh:
Hiện tại ở Việt Nam , có nhiều loại hình kinh doanh được chính phủ công nhận trong đó có 4 loại hình phổ biến nhất đó là :
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty hợp danh;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Công ty cổ phần;
Vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đặc điểm và nắm rõ nhu cầu kinh doanh của mình để lựa chọn loại hình phù hợp sau này.
b. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
Sau khi đã lựa chọn loại hình kinh doanh, tiếp theo chủ doanh nghiệp cần có bản sao của một trong các loại giấy tờ sau : CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp luật; các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
c. Đặt tên công ty và trụ sở cho công ty:
- Về việc đặt tên: lưu ý không đặt tên trùng với các công ty khác trên cơ sở dữ liệu quốc gia; bên cạnh đó cần tuân thủ các quy tắc đặt tên doanh nghiệp, ưu tiên đặt tên dễ đọc, dễ nhớ, cô động xúc tích và ít âm tiết.
- Nơi đặt trụ sở của donah nghiệp phải ghi đầy đủ và chi tiết về số hẻm, số nhà, phường, thành phố và phải thuộc sở hữu hợp pháp của công ty;
d. Chọn mức vốn điều lệ: vốn điều lệ là yếu tố khoogn thể thiếu trong bất cứ hồ sơ thành lập doanh nghiệp nào.
e. Lựa chọn chức danh cho người đại diện của công ty
f. Cuối cùng là lựa chọn ngành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành thành lập công ty:
A. doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những chứng từ sau :
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập công ty;
- Giấy tờ chứng thực thành viên, người đại diện của công ty theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
B. quy trình nộp và xử lí hồ sơ như sau :
– Đầu tiên doanh nghiệp có thể Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc qua mạng điện tử, ta sẽ phân ra hai trường hợp theo hai nơi nộp hồ sơ:
– Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư :
- Nếu hồ sơ được xác nhận hợp lệ thì đến nhận giấy biên nhận. đợi đến ngày hẹn trên giấy, lập tức đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì tìm hiểu và bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, tiếp tục nộp lại hồ sơ và chờ kết quả;
– Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia:
- Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, và kiểm tra toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc sử dụng chữ ký số để nộp hồ sơ qua mạng. Nhập dữ liệu vào phần kê khai thành lập doanh nghiệp và tải hồ sơ đã scan lên và nộp.
- Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được thông báo hồ sơ hợp lệ và đưa tất cả hồ sơ gốc đã chuẩn bị đến bộ phận thuộc Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp cần tiến hành sửa đổi bổ sung theo yêu cầu, nộp lại và chờ kết quả;
3. Thủ tục làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp : ( bước cuối trong quá trình thành lập công ty)
- Làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp tại cơ sở có chức năng khắc dấu ; sau đó, doanh nghiệp gửi thông báo mẫu dấu về phòng đăng ký kinh doanh hoặc thông qua cổng thông tin điện tử;
- Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
- Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
- Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
- Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.