Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Tư vấn thành lập công ty cung ứng nhân lực qua bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa cung ứng nhân lực
Trước khi đi vào công đoạn lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu đúng nghĩa cụm từ “cung ứng nhân lực”.
Cung ứng nhân lực được hiểu là hoạt động doanh nghiệp cho thuê lại lao động thông qua giao kết hợp đồng lao động. Sau khi hoàn thành hợp đồng, lao động được thuê sẽ được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động, tuy nhiên vẫn giữ liên hệ với doanh nghiệp cho thuê lao động.
Nhu cầu tuyển dụng nhân công ở các doanh nghiệp luôn tăng mạnh, nhất là trong giai đoạn “bình thường mới” khi mà Chính Phủ đã cho mở cửa và nối lại các đường bay quốc tế sau một thời gian dài đóng cửa cho dịch bệnh. Thêm vào đó, biến động nguồn nhân lực luôn sụt giảm sau Tết cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình trạng thiếu hụt lao động được xem là vấn đề chung của mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Do vậy, việc thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng lao động sẽ phần nào hỗ trợ các công ty mới thành lập ổn định được tổ chức nội bộ bên trong công ty và có thể tập trung hoàn thành tốt các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn theo đúng định kỳ.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp cung ứng nhân lực
Sau khi đã nắm rõ định nghĩa “cung ứng nhân lực”, tiếp đến là một chủa doanh nghiệp bạn cần nắm chắc các điều kiện mà pháp luật quy định riêng cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
Đối với chủ sở hữu
Căn cứ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sở hữu doanh nghiệp đồng thời là nười đại diện theo pháp luật phải đáp ứng một số tiêu chí sau :
- Đảm nhận vai trò quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
- Không thuộc diện người đang chấp hành án có liên quan đến vi phạm pháp lý;
- Đảm bảo có trình độ chuyên môn và Kinh nghiệm thành lập công ty quản lý cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động.
Đối với ngành nghề kinh đăng ký kinh doanh
Với lĩnh vực cung ứng nhân lực, pháp luật quy định ngành nghề cho thuê lại lao động được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, doanh nghiệp cần làm giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động cho thuê lại lao động. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhóm công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. Cụ thể :
- Ngành nghề về phiên dịch hoặc biên dịch
- Ngành nghề về thư ký hoặc trợ lý hành chính
- Ngành nghề về lễ tân
- Ngành nghề về hướng dẫn du lịch
- Ngành nghề về hỗ trợ bán hàng
- Ngành nghề về hỗ trợ dự án
- Ngành nghề về lập trình hệ thống máy sản xuất
- Ngành nghề về sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông
- Ngành nghề về vận hành, kiểm tra, sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất
- Ngành nghề về dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy
- Ngành nghề về biên tập tài liệu
- Ngành nghề về vệ sĩ hoặc bảo vệ
- Ngành nghề về tiếp thị hoặc chăm sóc khách hàng qua điện thoại
- Ngành nghề về xử lý các vấn đề tài chính, thuế
- Ngành nghề về sửa chữa và kiểm tra vận hành ô tô
- Ngành nghề về scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp và trang trí nội thất
- Ngành nghề về lái xe
- Ngành nghề về quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển
- Ngành nghề về quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí
- Ngành nghề về lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay hoặc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay hoặc điều độ, khai thác bay hoặc giám sát bay
Đối với tên doanh nghiệp
Cần tuân thủ theo quy định Luật doanh nghệp về cách đặt tên cho công ty mới thành lập. Trong đó, tên doanh nghiệp không được trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký hoạt động trên thị trường. Ngoài ra, tên doanh nghiệp cũng không được phép sử dụng tên của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang để đặt tên dự định cho doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải bao gồm các ký tự chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể đi kèm ký tự số và ký hiệu.
Đối với trụ sở chính
Doanh nghiệp cần đáp ứng địa chỉ trụ sở chính nằm trong lãnh thổ Việt Nam, địa chỉ cần được xác minh rõ ràng các thông tin về số nhà, tên đường, ngách, hẻm, ngõ phố, thôn, xóm, ấp, xã, thị trấn, huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, pháp luật quy định doanh nghiệp không được phép thành lập trụ sở và đặt địa chỉ tại nhà chung cư, tập thể hoặc nơi không được phép hoạt động thương mại.
Đối với vốn điều lệ
Trong lĩnh vực cung ứng lao động, pháp luật chưa có quy định về mức vốn pháp định và vốn điều lệ cụ thể, nên doanh nghiệp có thể tự quyết định số vốn dựa trên ngân sách tài chính hiện tại của doanh nghiệp, nhưng cần tuân thủ theo các quy định chung của Luật doanh nghiệp.
Căn cứ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động và thực hiện ký quỹ hai tỷ Việt Nam đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại địa phận Việt Nam.
Tiền ký quỹ được hiểu là số tiền dùng trong mục đích thanh toán tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bồi thường cho người lao động trong trường hợp phía doanh ngiệp cho thuê vi phạm các điều khoản đã thảo luận trong hợp đồng. Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động khi gặp phải các sự cố phát sinh và kịp thời xoay xở.
Đối với con dấu doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi thành mới thành lập đều cần phải đăng ký dấu mộc riêng cho doanh nghiệp mình vì đó là điều cần thiết để đảm bảo các giao dịch trong công ty hợp pháp quy định. Chính vì thế, pháp luật đã quy định rất rõ về tiêu chuẩn kích thước và kiểu dáng của con dấu doanh nghiệp. Cụ thể như sau :
- Đường kính của con dấu đảm bảo trong khoảng 36mm;
- Các thông tin vành ngoài phía trên con dấu cần đáp ứng đầy đủ về mã số doanh nghiệp, số giấ chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp trong 5 loại hình phổ biến hiện nay trên thị trường (xem bài viết : Tìm hiểu về 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam).
- Các thông tin vành ngoài phía dưới con dấu bao gồm : tên cấp huyện và tên cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính;
- Thông tin ở giữa con dấu sẽ là tên của tổ chức có dấu.
Công tác lập hồ sơ thành lập công ty cung ứng nhân lực
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ liên quan sau :
- Giấy đề nghị đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thành lâp doanh nghiệp;
- Thông tin vốn điều lệ của doanh nghiệp dự thảo;
- Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao các giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu và các cá nhân góp vốn thành lập, một trong các giấy tờ sau : cmnd, cccd, hộ chiếu có chứng thực.
Hồ sơ hoàn thành, doanh nghiệp nộp tại Phòng kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc địa bàn đặt tụ sở chính. Công tác xét duyệt hồ sơ trong vòng 06-08 ngày, hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Bạn đang theo dõi bài viết Tư vấn thành lập công ty cung ứng nhân lực Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.