ROI chính là một trong những cách phổ biến nhất và hiệu quả nhất để đánh giá tiềm năng đầu tư, lợi nhuận tương lai cũng như sức mạnh tài chính của một dự án. Vậy chỉ số ROI là gì, mang những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cách tính ROI của một dự án liệu có quá phức tạp? Khám phá ngay cùng Luật Vạn Tin trong bài viết dưới đây.
Chỉ số ROI là gì?
ROI là một từ viết tắt của “Return on investment” nghĩa là lợi tức đầu tư. Là một người làm kinh doanh, thuật ngữ này dường như đã trở nên quá quen thuộc. Chúng được dùng để xác định lợi nhuận tài chính trong quá khứ và giúp khám phá tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Chỉ số này sẽ đặc biệt hữu ích với các mục tiêu kinh doanh đặc biệt là với các yếu tố cụ thể và có thể đo lường được. ROI thường được dùng để phân tích các khoản đầu tư về mặt chi phí tiền tệ.
Ngoài ra, ROI cũng được ứng dụng để làm hiện thực hoá rõ hơn các “chi phí cơ hội”, hoặc lợi tức mà nhà đầu tư đã bỏ ra để đầu tư vào công ty. Nếu một chủ doanh nghiệp đầu tư tiền của họ vào thị trường chứng khoán, họ có thể mong đợi nhận được lợi nhuận hàng năm ít nhất là 5%. Bằng cách đầu tư số tiền tương tự vào một công ty, chủ sở hữu sẽ mong đợi thấy ROI tương tự hoặc cao hơn cho số tiền của họ chấp nhận bỏ ra trước đó.
Cách tính ROI của dự án
Thoạt nhìn, việc tính ROI của một dự án đầu tư tương đối dễ dàng. Chúng ta chỉ cần tiến hành lấy thu nhập ròng chia cho tổng chi phí đầu tư , hoặc ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư x 100.
Ví dụ, có một người đã đầu tư 90 đô la vào một dự án kinh doanh và 10 đô la để nghiên cứu liên doanh. Tổng chi phí của nhà đầu tư sẽ là 100 đô la. Nếu từ khoản đầu tư ấy, người đó tạo ra doanh thu 300 đô la nhưng có 100 đô la cho nhân sự và chi phí quản lý, thì lợi nhuận ròng sẽ là 200 đô.
Sử dụng công thức trên, ROI sẽ là 200 đô la chia cho 100 đô la cho thương số hoặc câu trả lời là 2. Bởi vì ROI thường được biểu thị dưới dạng phần trăm, thương số phải được chuyển đổi thành phần trăm bằng cách nhân nó với 100. Do đó, giá trị cụ thể này ROI của đầu tư là 200%.
Chỉ số ROI càng cao thì càng cho thấy khoản đầu tư vào dự án càng hiệu quả.
Một cách để tính ROI của dự án khác đó chính là dùng lãi đầu tư chia cho cơ sở đầu tư , hoặc ROI = Lãi đầu tư / Cơ sở đầu tư. Có nhiều cách khác để tính ROI, vì vậy khi thảo luận hoặc so sánh ROI giữa các dự án trong doanh nghiệp, điều quan trọng là phải làm rõ công thức nào đã được sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm. Mỗi công thức có thể đo lường các khoản đầu tư cụ thể. ROI được hiển thị dưới dạng phần trăm thay vì tỷ lệ để giúp dễ hiểu.
Những trường hợp nên dùng ROI
ROI có thể giúp chúng ta nhanh chóng đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng, bao gồm:
- Mua thiết bị mới: Khi cần chắc chắn rằng quyết định đầu tư thêm công cụ, thiết bị hay những sản phẩm mới vào doanh nghiệp là một bước đi đúng đúng đắn thì tính ROI là lựa chọn hiệu quả. Việc chúng ta tính toán ROI khi mua thiết bị cho phép đánh giá giá trị của công cụ mới và xác định được loại thiết bị nào sẽ đầu tư trong tương lai.
- Thuê nhân viên mới: Nhân viên mới đã tuyển dụng hiện đang làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp? Theo dõi lợi tức đầu tư của nhân viên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại người nào nên thuê (hoặc sa thải).
- Thêm một bộ phận mới: Cũng giống như việc thuê một nhân viên mới, thêm một bộ phận mới vào doanh nghiệp của bạn có thể là một bước đi thông minh nếu nó giúp tăng lợi nhuận. Nếu chúng ta không muốn đưa doanh nghiệp của mình vào một trò game may rủi thì cần phải tiến hành tính toán lợi tức đầu tư. Để từ đó có thể xác định lợi nhuận của các bộ phận của bạn và dựa vào đó mà đưa ra quyết định cuối cùng.
- Chiến lược bán hàng: Một chiến lược bán hàng thông minh sẽ giúp tăng số lượng sản phẩm bán ra. Việc tính ROI của một chiến lược bán hàng sẽ giúp nhà quản lý nhìn ra tiềm năng phát triển của chiến lược cũng như là cảm nhận được rõ ràng hơn về mức độ tăng trưởng của doanh thu nếu có.
Cơ bản có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong cách tính ROI của dự án sao cho phù hợp với chiến lược, kỳ vọng cũng như mục tiêu ban đầu.
Chỉ số ROI “tốt” là như thế nào?
Về cơ bản, ROI tốt sẽ phụ thuộc vào các khoản đầu tư. Ví dụ:
- Khi dự án được tiến hành và chú trọng vào đầu tư lại trang thiết bị trong công ty thì ROI tính theo năng suất.
- Với một dự án quảng cáo, tiếp thị trong doanh nghiệp ROI được tính bằng doanh thu trong bán hàng, số người tiếp cận, hiểu hơn về sản phẩm. ROI mà chúng ta mong đợi kiếm được từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI chúng ta kiếm từ khoản đầu tư vào một nhà máy mới.
ROI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả đầu tư của một dự án. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng cách tính ROI của dự án với công thức sao cho phù hợp. Nếu một khoản tiền đầu tư đi có chỉ số ROI cao thì ta nên tìm cách mở rộng, rót vốn thêm vào dự án đó.
Trước khi ký hợp đồng và rót tiền vào một dự án cần phải xem xét chúng một cách cẩn thận để đảm bảo rằng khoản đó có đạt được ROI như mong đợi hay không.
Lợi ích khi tính toán chỉ số ROI là gì?
Lợi ích lớn nhất của ROI đó chính là nó là một số liệu không phức tạp, dễ tính toán, trực quan và dễ hiểu. Nhờ vậy nên chỉ số này thường được sử dụng như một cách tính hiệu quả các dự án, như một thước đo tiêu chuẩn, phổ quát về khả năng sinh lời.
Dưới đây là hai lợi ích mà việc tính toán lợi tức đầu tư ROI đem lại.
- ROI cho phép các doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích các dự án ngắn hạn cũng như dài hạn. Nhờ đó chúng ta có thể đặt các mục tiêu đơn giản, thực tế và phù hợp hơn với cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- ROI giúp đánh giá được hiệu quả tài chính, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc tính chỉ số ROI sẽ giúp công ty xác định xem liệu bản thân mình hiện đang thu được lợi nhuận cao hay thấp hơn mức trung bình. Đó là một lời nhắc nhở cho các công ty để duy trì tiêu chuẩn cho tài chính của họ.
Nhược điểm của chỉ số ROI
Dù được sử dụng phổ biến nhưng khi ứng dụng vào thực tiễn chỉ số ROI bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
#1 ROI không đề cập rõ ràng tới yếu tố thời gian
Một nhược điểm tiềm ẩn của công thức này là không có khả năng xem xét thời gian. Nếu chỉ số ROI cao ngất ngưởng nhưng lại phải trải qua một thời gian dài mới đạt được. Còn công ty khác chỉ số ROI thấp hơn một chút nhưng thời gian đạt được ngắn hơn. Rõ ràng việc chỉ so sánh những con số đơn thuần mà thiếu yếu tố thời gian là khập khiễng. ROI 150% trong 4 năm chắc chắn sẽ không bằng ROI 130% trong 1 năm.
#2 ROI sẽ không điều chỉnh theo những rủi ro.
Thông thường lợi tức đầu tư thường có mối tương quan trực tiếp với rủi ro. Lợi nhuận tiềm năng càng cao thì rủi ro xảy ra có thể càng lớn. Điều này thường xuyên xảy ra phổ biến trong thế giới đầu tư, nơi các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường có lợi nhuận cao hơn các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Một nhà đầu tư có mục tiêu lợi nhuận danh mục đầu tư là 12%, sẽ phải đối diện với mức độ rủi ro cao hơn đáng kể so với một nhà đầu tư có mục tiêu là lợi nhuận chỉ 4%.
Nếu một nhà đầu tư chỉ dựa vào số ROI mà bỏ quên việc tiến hành đánh giá rủi ro đồng thời, kết quả cuối cùng của quyết định đầu tư có thể rất khác so với kết quả dự kiến.
#3 Số liệu ROI có thể bị phóng đại
Chỉ số ROI hoàn toàn có thể bị phóng đại vì có nhiều các chi phí dự kiến liên quan dường như không được đưa vào tính toán.
Ví dụ: khi đánh giá ROI trong ngành bất động sản, các chi phí liên quan sẽ bao gồm: lãi suất thế chấp, thuế tài sản, bảo hiểm. Và các khoản chi phí này có thể trừ đi một khoản lớn từ ROI dự kiến; mà không bao gồm tất cả chúng trong tính toán, con số ROI này hoàn toàn có thể bị phóng đại quá mức.
Như vậy, có thể khẳng định ROI chính là một thước đo đơn giản và trực quan về khả năng sinh lời của một khoản đầu tư dù chúng vẫn tồn tại một số hạn chế. Chúng có khả năng sử dụng để đánh giá và xếp hạng các lựa chọn thay thế đầu tư. Doanh nghiệp có thể linh hoạt ứng dụng trong những hoàn cảnh phù hợp để có thể đưa ra quyết định đầu tư sinh lời và chính xác nhất.