• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé.

Quy trình kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Các bạn sinh viên mới ra trường sẽ làm kế toán bán hàng thì phải nắm rõ quy trình kế toán này và tầm quan trọng của nó. Dịch vụ kế toán uy tín Vạn Tín sẽ hướng dẫn quy trình kế toán bán hàng trong bài viết sau.

Mục Lục Bài Viết

  • 1. Vai trò của kế toán bán hàng
  • 2. Quy trình kế toán bán hàng
    • a. Công việc chính của kế toán bán hàng
    • b. Quy trình cụ thể của những công việc trên

1. Vai trò của kế toán bán hàng

quy-trinh-ke-toan-ban-hang-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh

  • Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị.
  • Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
  • Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị. Tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.
  • Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.
  • Cung cấp thông tin chính xác trung thực. Lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Xem Thêm:   Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?

2. Quy trình kế toán bán hàng

quy-trinh-ke-toan-ban-hang-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh

a. Công việc chính của kế toán bán hàng

  • Ghi chép kịp thời thông tin về các đơn hàng và xuất hóa đơn cho khách hàng.
  • Đồng thời định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo công ty.
  • Đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc với Kế toán trưởng
  • Đề xuất biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu
  • Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng
  •  Cập nhật các hoá đơn bán hàng, bao gồm hoá đơn bán hàng hoá và hoá đơn bán dịch vụ.
  • Định khoản và phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh , số thứ tự ,thời gian. Lưu trữ , bảo quản.
  • Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về công việc nhập, xuất tồn vào cuối ngày.
  • Phân hệ kế toán bán hàng liên kết số liệu với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp

XEM THÊM: Thành lập công ty tại Đồng Nai

b. Quy trình cụ thể của những công việc trên

quy-trinh-ke-toan-ban-hang-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh

Đầu tiên

  • Kế toán bán hàng sẽ là người nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ người bán.
  • Hoặc do phòng kinh doanh báo lại, chịu trách nhiệm ghi chép và sắp xếp đơn hàng.

Sau khi tiếp nhận đơn hàng của người mua thì kế toán bán hàng phải đi kiểm tra mức tồn kho của hàng hóa có đáp ứng đủ số lượng và chủng loại theo yêu cầu của người mua hay không.

  • Nếu chưa có đủ hàng thì phải báo lại cho người mua,
  • Còn nếu có đủ hàng thì sẽ làm phiếu yêu cầu xuất kho gửi cho thủ kho, để thủ kho làm thủ tục xuất hàng.
  • Đồng thời, kế toán bán hàng tiến hành xuất hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa để gửi cho người bán.
  • Sau khi làm xong các thủ tục giấy tờ phục vụ việc bán hàng. Thì kế toán đi phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan để ghi nhận hoạt động này.
Xem Thêm:   Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp

Tùy vào đặc thù của từng đơn vị, kế toán bán hàng còn phải làm báo cáo về tình hình hoạt động bán hàng diễn ra trong ngày. Số lượng hàng tiêu thụ để gửi cho ban lãnh đạo công ty.

Công việc mang tính thường xuyên, phát sinh liên tục trong ngày nên kế toán bán hàng phải là những người nhanh nhẹn, cẩn thận. Đồng thời còn phải biết cách tổng hợp phân tích số liệu để tổng kết về tình hình của hoạt động bán hàng. Từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để công việc bán hàng diễn ra hiệu quả hơn.

Công ty tư vấn Vạn Tín chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín và dịch vụ khai báo thuế. Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trên chúng tôi tin rằng khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ được trải nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc hãy liên hệ để được giải đáp. Cảm ơn quý bạn đọc.

Bạn đang theo dõi bài viết Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Chứng từ kế toán là gì và phương pháp chứng từ kế toán
Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
Phương pháp kế toán tài khoản 211 – Tài sản cố định theo hướng dẫn của Thông tư 132
Phương pháp kế toán tài khoản 211 – Tài sản cố định theo hướng dẫn của Thông tư 132

Filed Under: Tài Liệu Kế Toán

Previous Post: « Tín dụng doanh nghiệp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đánh giá tín dụng doanh nghiệp
Next Post: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp