Rủi ro luôn tồn tại như một rào cản tất yếu trong quá trình cán đích thành công của nhiều doanh nghiệp. Thực tế nhiều những rủi ro nghiêm trọng có thể khiến công ty bị tổn thất, dễ đứng trước bờ vực phá sản. Vậy quản trị rủi ro liệu có giúp doanh nghiệp phát triển hơn? Bí quyết nào giúp việc quản trị rủi ro hiệu quả? Cùng Luật Vạn Tin khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Quản trị rủi ro là gì?
Theo các số liệu nghiên cứu được tiến hành bởi các doanh nghiệp Châu Âu, tác động của một sự kiện rủi ro nghiêm trọng trong doanh nghiệp có thể gây ra những hệ quả sau:
- Năng suất của nhân viên bị ảnh hưởng bởi 6,2%
- Hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng bởi 59%
- An toàn của nhân viên bị ảnh hưởng bởi 29%
- Sự khác biệt trong cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi 29%
- Thương hiệu và danh tiếng bị ảnh hưởng 28%
Bởi vậy từ lâu quản trị rủi ro trong doanh nghiệp luôn là bài toán hóc búa cần tìm ra lời giải phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực khác nhau.
Quản trị rủi ro (risk management) chính là quá trình xác định, đánh giá và giúp kiểm soát các mối đe dọa đối với nguồn vốn, thu nhập cũng như các quyết định đầu tư của tổ chức hoặc của các cá nhân.
Những mối đe dọa, rủi ro này bắt nguồn từ các biến động về tài chính, về trách nhiệm pháp lý cũng như những sơ suất trong quản lý chiến lược, tai nạn, thiên tai,… Bằng cách phân tích và dự phòng cho những biến cố này, mỗi doanh nghiệp, cá nhân có thể chủ động lên kế hoạch ứng phó từ trước – thay vì bị động phản ứng khi tình huống xảy ra.
Quản trị rủi ro (risk management) chính là quá trình xác định, đánh giá và giúp kiểm soát các mối đe dọa đối với nguồn vốn, thu nhập
Tại sao phải quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các quy trình cần thiết để phòng tránh các mối đe dọa tiềm ẩn, giảm thiểu tối đa các tác động khi có biến cố tiêu cực xảy ra. Khả năng phân tích cũng như kiểm soát rủi ro sẽ cho phép lãnh đạo tự tin hơn trong các quyết định kinh doanh, giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra.
Khi quản trị rủi ro trong doanh nghiệp tốt sẽ thu hoạch được những lợi ích sau:
• Tạo dựng một môi trường làm việc an toàn, bảo mật cho với nhân viên và khách hàng.
• Tăng tính ổn định trong các hoạt động kinh doanh, đồng thời làm giảm bớt gánh nặng trách nhiệm pháp lý.
• Phòng ngừa các tác động đến từ các sự kiện có hại cho công ty.
• Thiết lập được các nhu cầu bảo hiểm của tổ chức để tiết kiệm phí bảo hiểm không cần thiết.
Chiến lược quản trị rủi ro toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các quy trình cần thiết để phòng tránh các mối đe dọa tiềm ẩn
Các loại rủi ro trong doanh nghiệp
#1 Rủi ro có thể phòng tránh được (Preventable risks)
Dạng rủi ro này thường phát sinh trong trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp cần phải phòng tránh hoặc tìm biện pháp loại bỏ hoàn toàn. Loại rủi ro này thường bao gồm hành vi phi pháp, trái đạo đức hoặc gặp phải sự cố trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải vì vậy mà doanh nghiệp cần phải siết chặt quá mức, đôi khi chúng ta nên “thả lỏng” hơn với những khuyết điểm/ sai sót của nhân viên – Đặc biệt khi những vấn đề nêu trên không gây thiệt hại quá lớn.
Tuy vậy, loại rủi ro trên vẫn cần được loại bỏ. Có một lợi nhuận ngắn hạn đến từ những hành vi sai trái có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp.
Để có thể quản trị rủi ro doanh nghiệp dạng này, chúng ta cần phải tích cực phòng tránh và tìm ra hướng đi sáng suốt nhất. Trước hết công ty, tổ chức có thể soạn thảo văn bản hướng dẫn hoạt động trong khuôn khổ nội bộ. Từ đó quy định những hành vi được hoặc không được phép thực hiện tại công ty. Mỗi một tổ chức hoặc doanh nghiệp dựa vào đó mà tạo lập những quy định riêng sao cho thật phù hợp với tính chất và văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
Rủi ro có thể phòng tránh được (Preventable risks)thường phát sinh trong trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp
#2. Rủi ro chiến lược (Strategy risks)
Có thể nói đây chính là dạng rủi ro mà các công ty tự nguyện chấp nhận nhằm đạt được một lợi nhuận nào đó.
Ví dụ: Ngân hàng sẽ chịu rủi ro tín dụng khi cho vay tiền; hoặc nhiều công ty chấp nhận rủi ro thua lỗ khi thực hiện các hoạt động liên quan tới nghiên cứu và phát triển (R&D).
Đối lập với dạng rủi ro có thể phòng tránh, những rủi ro chiến lược thường là một phần trong chiến lược kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận rủi ro để xem đó là động lực nắm bắt lợi thế thị trường đem lại.
Để có thể quản trị rủi ro doanh nghiệp chúng ta không thể thực hiện dựa trên những quy tắc thường nhật. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo lập một hệ thống hoàn hảo để có thể quản lý các rủi ro riêng biệt. Điều này giúp làm giảm xác suất và những tác động ngoại vi gây ra.
Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt, đây chính là cơ sở giúp các công ty có thể sẵn sàng tham gia vào các quyết định kinh doanh mạo hiểm nhằm thu được những tiềm năng lợi nhuận xứng đáng.
Rủi ro chiến lược (Strategy risks) là dạng rủi ro mà các công ty tự nguyện chấp nhận nhằm đạt được một lợi nhuận nào đó.
#3. Rủi ro từ bên ngoài (External risks).
Đây là loại rủi ro được phát sinh từ các sự kiện khách quan bên ngoài. Chúng thường có
khả năng kiểm soát, chi phối tới hoạt động của công ty. Một số ví dụ có thể kể đến như: thiên tai, dịch bệnh toàn cầu, tình hình chính trị bất ổn, biến động trong nền kinh tế vĩ mô,…
Chính bởi vậy nên quản trị rủi ro dạng này thường đòi hỏi doanh nghiệp cần thiết kế một phương pháp tiếp cận khác. Ban lãnh đạo sẽ không có khả năng tác động đến những sự kiện kể trên nên trước hết nên làm là cần tập trung vào việc xác định mối nguy càng sớm càng tốt – từ đó có kế hoạch giảm thiểu tác động của chúng.
Phương thức quản lý dựa trên quy tắc cứng nhắc không mang lại hiệu quả trong phòng chống rủi ro từ bên ngoài. Đối thoại cởi mở và minh bạch chính là giải pháp được khuyến khích để quản trị rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là điều vô cùng khó khăn với những doanh nghiệp “cổ điển”, đã hoạt động lâu năm và có xu hướng “bảo thủ” khi ra quyết định.
Rủi ro từ bên ngoài (External risks) là loại rủi ro được phát sinh từ các sự kiện khách quan bên ngoài.
Bí quyết quản trị rủi ro chiến lược
#1 Tham khảo chuyên gia độc lập
Hiện nay nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro nội tại cao khi nỗ lực theo đuổi các dự án phát triển dài hơi, quá phức tạp và tốn kém. Nhưng vì đây là một phần tất yếu của các dự án nên cơ bản các rủi ro có thể sẽ chỉ phát triển chậm theo thời gian. Và với trường hợp nói trên việc quản trị rủi ro doanh nghiệp có thể xử lý ở cấp độ dự án.
Lấy ví dụ, JPL (Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực là một trung tâm nghiên cứu và phát triển được tài trợ bởi chính phủ liên bang Hoa Kỳ, là một trung tâm chuyên sâu về lĩnh vực sức đẩy phản lực của NASA) đã thành lập một hội đồng đánh giá rủi ro bao gồm các chuyên gia kỹ thuật độc lập để đánh giá các thiết kế và giảm thiểu rủi ro của các kỹ sư dự án.
Việc phân tích này diễn ra định kỳ trong suốt chu kỳ phát triển sản phẩm. Bởi vì những rủi ro xảy ra thường ít khi thay đổi. Và hội đồng đánh giá chỉ cần họp từ 1-2 lần/năm với trưởng dự án và trưởng ban đánh giá họp hàng quý.
Ngoài ra JPL cũng thúc đẩy việc xây dựng các nguồn kinh phí dự phòng để có thể đảm bảo xử lý trọn vẹn những vấn đề phát sinh. Mọi ước tính và dự đoán đều được thực hiện vô cùng kỹ lưỡng để đảm bảo mức độ thành công của doanh nghiệp.
Tham khảo các chuyên gia trong ngành có nhiều kinh nghiệm cũng chính là một bí quyết giúp quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
#2 Tạo lập một đội ngũ quản trị rủi ro từ nhân viên các phòng ban
Với nhiều những doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực môi trường công nghệ và thị trường ổn định thì nhu cầu của khách hàng thường dễ dự đoán. Những rủi ro những doanh nghiệp trên gặp phải phần lớn thường đến từ những hoạt động không liên quan đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp, và chỉ gây ảnh hưởng khi đã tích tụ sau một khoảng thời gian dài.
Vì nhiều nhân viên không đủ khả năng để tiến hành quản lý rủi ro doanh nghiệp nên công ty có thể tiến hành thành lập một đội ngũ trung tâm để từ đó thu thập thông tin từ đội ngũ quản lý cấp cao. Điều này không chỉ giúp đội ngũ này có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề đã và đang nảy mầm trong tổ chức. Ngoài ra chúng giúp cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những rủi ro tiềm tàng của công ty.
Mô hình này hiện đã được áp dụng thành công tại Hydro One, công ty điện lực của Canada. Với sự hỗ trợ từ CEO, Giám đốc bộ phận quản lý rủi ro – John Fraser – đã điều hành hàng chục hội thảo mỗi năm. Tại đây, nhân viên từ tất cả phòng ban chức năng sẽ cùng nhau xác định và xếp hạng các rủi ro trên thang điểm 1- 5 về tác động, xác suất xảy ra và tính hiệu quả hiện thời của các biện pháp quản trị rủi ro hiện tại. Các nhân viên sẽ được quyền trình bày bảng xếp hạng này trong các cuộc hội thảo. bằng biểu đồ trực quan từ đó giúp đề xuất phương án giải quyết và bàn giao nhiệm vụ cho từng người quản lý riêng.
Tạo lập một đội ngũ quản trị rủi ro từ nhân viên các phòng ban cũng chính là phương pháp giúp quản trị rủi ro hiệu quả
#3 Tuyển dụng các chuyên gia
Ngành dịch vụ tài chính luôn phải đối mặt với những thách thức độc đáo – do sự biến động của thị trường tài sản đặc biệt là các tác động tiềm tàng từ các quyết định của nhà đầu tư phi tập trung. Rủi ro đầu tư của một ngân hàng có thể thay đổi đáng kể chỉ với một giao dịch đơn lẻ hoặc biến động thị trường lớn.
Đối với trường hợp này, việc quản trị rủi ro doanh nghiệp đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia liên tục theo dõi và tác động đến quy trình quản lý.
Ngân hàng tư nhân JP Morgan đã áp dụng mô hình này vào năm 2007, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã xảy ra. Đội ngũ chuyên gia này sẽ có nhiệm vụ báo cáo cho giám đốc điều hành và bộ phận quản lý rủi ro. Từ đó nhiều tình huống có thể xảy đến đã được đặt ra và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Những dữ liệu thu thập được sẽ cung cấp cho họ giải pháp giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Muốn công tác này đảm bảo tính chủ động và hiệu quả về mặt chi phí, các nhà quản lý cần có những suy nghĩ hệ thống, sáng suốt để từ đó đưa ra chiến lược phù hợp riêng đối với từng loại rủi ro. Mong rằng với cái đầu lạnh, tỉnh táo rủi ro sẽ không trở thành vật cản, ngáng chân các doanh nghiệp trên chặng đường vươn tới thành công.