Trong kinh doanh, những số liệu ước tính về doanh thu luôn là những con số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xem xét và nghiên cứu độ khả thi về mô hình, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Doanh thu định kỳ hàng tháng (MRR) chính là một trong những số liệu quan trọng đó. Hãy cùng Luật Vạn Tin phân tích kỹ hơn về MRR là gì và lợi ích của MRR đối với doanh nghiệp ở bài viết này nhé!
Chỉ số MRR là gì?
MRR là viết tắt của cụm từ Monthly Recurring Revenue, thuật ngữ này được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. MRR có nghĩa là doanh thu định kỳ hàng tháng, đây là mức doanh thu được doanh nghiệp dự đoán và đo lường trong khoảng thời gian kỳ hạn là 1 tháng.
Khi nói về doanh thu định kỳ chúng ta có thể hiểu đó là một phần doanh thu mà công ty dự kiến sẽ tiếp tục thu được trong tương lai. Doanh thu định kỳ hàng tháng được tạo ra khi doanh nghiệp liên tục thu hút được các khách hàng mục tiêu và giữ chân được những khách hàng tiềm năng gắn bó một cách lâu dài.
Doanh thu định kỳ hàng tháng rất quan trọng đối với doanh nghiệp để có kế hoạch duy trì những nguồn thu một cách liên tục, nhất quán.
Sự khác nhau giữa chỉ số MRR và chỉ số ARR là gì?
ARR cũng là một loại doanh thu định kỳ của doanh nghiệp để theo dõi sự tăng trưởng trong kinh doanh. Tuy nhiên, ARR là doanh thu định kỳ hàng năm. Cùng chúng tôi so sánh MRR và ARR để xem sự khác biệt giữa hai loại doanh thu này là như thế nào nhé!
MRR (Monthly recurring revenue) – Doanh thu định kỳ hàng tháng
- Khoảng thời gian đo lường: MRR được đo lường với mức thời gian định kỳ hàng tháng.
- Mục tiêu đo lường: MRR là con số để doanh nghiệp theo dõi, nắm bắt sự phát triển của mình trong thời gian ngắn hạn.
- Mục đích đặt ra mức MRR: MRR được đặt ra nhằm giúp các đơn vị phòng ban của doanh nghiệp kiểm soát được mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã đề ra trong khoảng thời gian ngắn hạn.
ARR (Annual recurring revenue) – Doanh thu định kỳ hàng năm
- Khoảng thời gian đo lường: ARR được đo lường theo khoảng thời gian là mỗi năm.
- Mục tiêu đo lường: Đo lường chỉ số ARR nhằm để doanh nghiệp có thể theo dõi sự phát triển của mình trong thời gian dài hạn.
- Mục đích đặt ra mức ARR: ARR giúp doanh nghiệp kiểm soát được mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã áp dụng ra trong khoảng thời gian dài hạn.
Tại sao cần phải đo lường MRR và ARR trong doanh nghiệp?
Đo lường doanh thu định kỳ hàng tháng sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho hoạt động của doanh nghiệp như sau:
- Chỉ số MRR giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự phát triển của mình trong từng giai đoạn ngắn. Việc tính toán và so sánh MRR giữa từng tháng sẽ đưa ra được những con số cụ thể về doanh thu, nhìn vào đó có thể dễ dàng biết được doanh nghiệp đã có những bước tăng trưởng nhanh hay chậm qua từng giai đoạn. Thông qua MRR, doanh nghiệp sẽ có những chính sách chiến lược bán hàng hợp lý để đẩy mạnh tăng trưởng.
- Đo lường doanh thu định kỳ hàng tháng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra dự đoán chính xác về lợi nhuận thu về trong các hoạt động kinh doanh.
- Đo lường doanh thu định kỳ hàng tháng giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ độ hiệu quả của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp này đang áp dụng. Khi xem xét được tính khả thi, độ hiệu quả của mô hình kinh doanh chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra những thay đổi để đẩy mạnh sự tăng trưởng, bùng nổ doanh số bán hàng.
Cách tính doanh thu định kỳ hàng tháng MRR và chỉ số ARR
Cách tính chỉ số MRR – Monthly recurring revenue
Doanh thu định kỳ hàng tháng (Monthly Recurring Revenue) sẽ được tính theo công thức sau:
MRR = Tổng số tiền mà khách hàng phải trả X Tổng số lượng khách hàng trong tháng
Ví dụ: Một doanh nghiệp về lĩnh vực phần mềm, họ cung cấp tới khách hàng phần mềm Quản Lý Kinh Doanh với mức giá bán ra là 100$ cho 1 bản quyền. Trong 1 tháng họ có 500 khách hàng đăng ký sử dụng phần mềm. Vậy doanh thu định kỳ hàng tháng của họ sẽ được tính là 500 x 1000$ = 500000$
Cách tính Annual recurring revenue
Sau khi đã tính được chỉ số MRR, để có thể tính được ARR, doanh nghiệp chỉ việc nhân doanh thu định kỳ hàng tháng với 12 theo công thức sau.
Doanh thu định kỳ hàng năm (Annual recurring revenue) = Doanh thu định kỳ hàng tháng (Monthly recurring revenue) x 12.
Cách tối ưu doanh thu định kỳ hàng tháng MRR
Tăng doanh thu định kỳ hàng tháng đem lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vậy có những cách nào để tối ưu doanh thu định kỳ hàng tháng?
4 cách sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu định kỳ hàng tháng:
1. Doanh nghiệp cần giảm các chi phí để đem về một khách hàng
Chi phí đầu tư để doanh nghiệp có được một nguồn khách hàng hay còn gọi là Customer Acquisition Cost (CAC) là các khoản chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để tìm kiếm và thuyết phục được khách hàng tiềm năng lựa chọn sử dụng sản phẩm của mình. Mức chi phí này càng nhiều thì lợi nhuận thu về càng giảm lại. Vì vậy doanh nghiệp cần tối ưu các chi phí để tăng trưởng MRR bằng những cách sau:
- Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để hạn chế sự tốn kém về quảng cáo cho những tệp khách hàng không phù hợp.
- Xác định rõ phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến.
- Hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào các chiến dịch quảng cáo.
- Chăm sóc khách hàng cũ, tạo uy tín và có những chiến lược giữ chân khách hàng.
2. Thực hiện tối ưu giá trị vòng đời của mỗi một khách hàng để tăng doanh thu định kỳ hàng tháng
Giá trị vòng đời của khách hàng là giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt quá trình tham gia giao dịch giữa họ. Có thể nói rằng giá trị vòng đời của khách hàng là chỉ số đo lường doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trên cơ sở có mối quan hệ tốt với khách hàng thân thiết của mình. Việc giữ chân các khách hàng trung thành và tạo ra nguồn doanh thu từ những khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp liên tục duy trì được mức doanh số ổn định và tăng trưởng.
Để tăng giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện những phương pháp như:
- Không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng.
- Thực hiện các chương trình khuyến mãi, chiết khấu bán hàng, chăm sóc khách hàng thân thiết.
- Tăng trải nghiệm khách hàng.
3. Tăng giá trị trung bình cho một đơn hàng
Giá trị trung bình của một đơn hàng (AOV) là chỉ số đo lường số tiền trung bình mà doanh nghiệp thu về từ một nguồn khách hàng. Tăng giá trị trung bình cho một đơn hàng là việc làm quan trọng để giúp đẩy mạnh doanh thu định kỳ hàng tháng MRR cho doanh nghiệp.
Để tăng giá trị trung bình cho một đơn hàng cần thực hiện các cách dưới đây:
- Áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mua với số lượng nhiều.
- Thực hiện các chương trình giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển khi khách hàng đặt mua theo gói sản phẩm.
- Tạo ưu đãi cho khách hàng thân thiết, cung cấp thẻ thành viên để tích lũy điểm đơn hàng.
4. Tận dụng các phương pháp Upsell (bán thêm) và Cross-selling (bán chéo)
Khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm có giá trị cao hơn hoặc mua thêm các sản phẩm, dịch vụ đi kèm với sản phẩm ban đầu để tăng doanh thu định kỳ hàng tháng.
Ví dụ: Khi khách hàng A muốn mua iphone X, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng hướng đến sản phẩm iphone 13. Hoặc khi khách hàng đã mua sản phẩm điện thoại, nhân viên sẽ tư vấn khách hàng mua các gói bảo hiểm đi kèm và phụ kiện điện thoại.
Không thể phủ nhận rằng MRR có vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Luật Vạn Tin hy vọng những kiến thức trong bài viết MRR là gì sẽ hữu ích cho công việc bạn.