Trong môi trường làm việc tập thể, không tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân, đa phần đến từ sự khác biệt, bất đồng quan điểm mà thành. Vậy cách giải quyết mâu thuẫn trong doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Hiểu rõ về mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Mâu thuẫn tiềm tàng và tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Điều này được coi như một lẽ bình thường, một sự thật hiển nhiên tại đời sống khi con người có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Đặc biệt ở cùng một tổ chức, khi mối quan hệ càng trở nên phức tạp thì mâu thuẫn lại càng lớn.
Mâu thuẫn có thể được hiểu đơn giản là sự bất đồng giữa các quan điểm hai hay nhiều cá nhân, nhóm đối tượng. Mâu thuẫn thường dẫn đến những hậu quả không đáng có như xung đột lợi ích gay gắt, tuy nhiên nếu nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, mâu thuẫn có thể là nền tảng cho sự phát triển và cũng là cội nguồn như những ý tưởng độc đáo.
Chúng ta nên hiểu và chấp nhận sự có mặt của mâu thuẫn ngay cả trong những hoàn cảnh yên bình nhất. Và cũng cần học cách đối diện văn minh, lịch sử, văn hóa với mâu thuẫn, nhất là trong môi trường công sở.
Ảnh hưởng của mâu thuẫn đối với doanh nghiệp
Theo một nghiên cứu của một nhà khoa học người Mỹ cho thấy rằng, một nhà lãnh đạo có thể mất trung bình đến 21% thời gian trong tuần để giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong doanh nghiệp của mình.
Như đã nói ở trên, mâu thuẫn nên được đánh giá khách quan dựa trên điều kiện bối cảnh cụ thể. Với doanh nghiệp điều này càng quan trọng hơn cả khi mọi xung đột đều cần phải được xem xét ở nhiều phía nếu không muốn đưa đến những quyết định sai lầm
Thứ nhất, mâu thuẫn đem đến cho doanh nghiệp những ảnh hưởng tiêu cực.
Theo như nghiên cứu của nhiều học giả, xung đột và mâu thuẫn có hại thường về tình cảm và liên quan đến việc không thể hòa hợp được với nhau. Đây cũng là bản chất dẫn tới nhiều thất bại trong khi giải quyết xung đột bởi chuyện tình cảm hay sự hòa hợp rất khó có được giữa con người, nhất là khi họ không xuất phát cùng một vị trí,…
Mâu thuẫn ở mức độ nhẹ, vừa phải, chỉ đơn thuần là những cuộc va chạm đơn thuần giữa các quan điểm có thể sẽ không gây tác động gì. Thế nhưng nếu được phát triển thành xung đột gay gắt thì rất khó để hòa giải. Và nếu có hòa giải, những tổn thương, kí ức, nỗi đau vẫn sẽ ở đó giữa các nhân viên trong công ty.
Khi trong tập thể có quá nhiều xung đột, quản lý dễ bị quá tải trong quản lý, dẫn đến mất kiểm soát, giảm năng suất và cắt đứt sợi dây đoàn kết, gia tăng tư thù cá nhân. Đáng ra thay vì thời gian gây xung đột, nhân viên của bạn đã có thể làm được nhiều việc có ích hơn. Bạn cũng sẽ có thời gian giải quyết nhiều vấn đề của mình hơn. Và hơn cả, lòng tin sẽ bị đe dọa nếu xảy ra mâu thuẫn lớn.
Thứ hai, mâu thuẫn cũng có thể tạo ra thay đổi tích cực
Xung đột đôi khi cũng mang lại cho công ty lợi ích to lớn. Theo những nghiên cứu khoa học về tâm lý con người, họ cho rằng con người chúng ta thường có suy nghĩ lựa chọn sự an toàn, ổn định, bền vững thay vì lựa chọn những ý tưởng táo bạo. Đôi khi nếu không có bất kỳ xung đột nào lại vô cùng nguy hiểm vì điều này khiến cho nhiều người tự mãn về điều mà mình làm.
Ngay trong bản thân mỗi người cũng đã tồn tại nhiều mâu thuẫn, tốt xấu, thiện ác, trái phải… Trên cương vị một nhà quản lý, bạn cần phải thấu hiểu hơn ai hết hai ý nghĩa thống nhất trong bản chất của mâu thuẫn để có thể điều hòa lợi ích, đem về nguồn lực tốt cho doanh nghiệp mình.
Việc quản lý xem xét ở đây không phải để bênh ai, theo phe ai mà để thấu hiểu vấn đề, cùng đoàn kết tìm ra giải pháp tốt nhất, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên một số người ít nhất.
Cách giải quyết mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Vậy nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ những lý do nào?
Sự khác biệt trong cách nghĩ
Nguyên nhân:
Con người sinh ra là một bản thể hoàn toàn khác biệt, từ yếu tố nội tại cho đến ngoại hình rồi cả tính cách, không có ai giống ai. Chính vì lẽ đó đôi khi những va chạm sẽ xảy đến từ cuộc đụng độ của nhiều luồng ý tưởng, ai cũng muốn mình là người được chọn lựa. Những tư tưởng quan điểm trái ngược nhau sẽ tạo ra sự đối sánh, và cuối cùng sẽ đẩy lên cao trào thành mâu thuẫn.
Nếu sự khác biệt không được tôn trọng, nếu sự đa dạng tư tưởng không được đề cao trong văn hóa của doanh nghiệp thì rất khó để điều hòa mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân hay nhóm với nhau.
Cách giải quyết mâu thuẫn:
Để giải quyết được vấn đề này, bản thân mỗi người ngay từ khi mới đi làm hãy tập làm quen, tập chấp nhận cũng như tôn trọng người khác như cách tôn trọng chính mình. Không chỉ thế chúng ta cũng nên học cách tôn trọng bản thể riêng, tôn trọng ý tưởng của người khác và tiếp nhận một cách văn minh, có chọn lọc. Nếu trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, hãy bình tĩnh lắng nghe và lý giải khoa học, sẽ không ai cố chấp tranh đấu đến cùng nếu bạn nói những điều chân thành, hữu ích.
Cái tôi cá nhân quá cao trong môi trường tập thể
Nguyên nhân:
Trong cuộc sống, việc có cái tôi không phải là điều gì quá to tát. Bởi lẽ con người cần danh dự, cần lý tưởng sống và không dễ dàng với bất kỳ sự thỏa hiệp nào. Tuy nhiên trong tập thể và nhất là ở những cuộc tranh luận, điều này là hoàn toàn không nên.
Cách giải quyết mâu thuẫn:
Nếu cái tôi cá nhân của bạn quá cao, bạn sẽ ít mở lòng mình hơn để lắng nghe người khác, bao gồm từ những góp ý, xây dựng chân thành; ít đón nhận những lời khuyên, chỉ bảo từ người đi trước. Bạn sẽ thiệt thòi nếu là người như vậy. Bên cạnh đó, nếu cái tôi được đẩy lên khi làm việc sẽ không ai muốn giúp bạn, dạy dỗ hay chỉ bảo bạn điều gì. Như vậy chính bạn đã tước đi cơ hội của mình.
Trong những lúc cãi nhau, mỗi người nên hạ cái tôi cá nhân xuống, cùng nhau chia sẻ, bàn luận và cùng thống nhất thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết triệt để. Và trong môi trường doanh nghiệp, mọi người cũng nên lắng nghe ý kiến của người khác, góp ý chân thành trên tinh thần thiện chí, đó sẽ là lời giải hợp lý cho bài toán này!
Quản lý chưa hiệu quả
Nguyên nhân:
Quản lý chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo có quá nhiều công việc cần phải làm, họ không có nhiều thời gian để đi giải quyết những mâu thuẫn, nhất là những xung đột manh mún, vụn vặt mà mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh cho phù hợp hơn. Điều này có lẽ dễ hiểu!
Cách giải quyết mâu thuẫn:
Bạn hãy ngồi xuống để trả lời 4 câu hỏi:
- Tại sao mâu thuẫn lại xảy ra trong phòng ban này, trong bộ phận này mà không phải bộ phận khác?
- Cơ chế quản lý đã hợp lý chưa, cần thay đổi ở đâu?
- Văn hóa công ty cần thay đổi điều gì để cải thiện tình trạng này
- Bạn đã thực sự hiểu nhân viên của mình chưa?
Nếu 4 câu trả lời trên không có lời lý giải hợp lý thì rất khó để điều hòa những mâu thuẫn. Hãy bắt đầu từ hôm nay để thay đổi từ nội tại công ty bạn. Nhân viên trong một tập thể mà có bất đồng thì rất khó để kết hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và hiệu quả công việc cao.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn – một trong những mối lo ngại của bất kỳ ai trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng sau khi tiếp nhận bạn có thể có cho mình những bài học để kiềm chế cảm xúc, tôn trọng và lắng nghe nhiều hơn!