Thuật ngữ L&D còn khá xa lạ đối với một số người. Nhưng thực ra vị trí này vô cùng được xem trọng trong doanh nghiệp. L&D có vai trò cải thiện văn hóa nơi làm việc, cải thiện kỹ năng cho nhân viên và đây cũng là nhân tố giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên. Đối với các doanh nghiệp, thuật ngữ L&D được xem là cách thần kỳ nhất để củng cố đội ngũ nhân viên thêm lớn mạnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về L&D là gì một cách rõ ràng nhất.
L&D là gì?
L&D là viết tắt của hai từ tiếng anh Learning & Development, có nghĩa là đào tạo và phát triển. L&D là một phòng ban trực thuộc bộ phận nhân sự. Vai trò, nhiệm vụ của L&D cũng như cái tên của nó. Khi nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty, bộ phận L&D sẽ có nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên mới.
L&D không đơn thuần là đào tạo cho nhân viên một kiến thức, kỹ năng mà còn bao gồm cả việc hỗ trợ cho nhân viên trong mọi mặt của công việc, giúp nhân viên phát triển hơn trong công việc. Ngoài ra, L&D còn có nhiệm vụ giữ chân những nhân viên có năng lực cho công ty.
Phân biệt HR với L&D
1. Điểm giống nhau
Trong một doanh nghiệp, L&D và HR đều là những người quản lý hiệu suất công việc. Đều trực tiếp giao tiếp và làm việc với những nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty. Đặc biệt, cả hai đều phải làm là lên kế hoạch thực hiện thành công, và luôn luôn quan sát công việc để thay đổi phương thức quản lý.
2. Điểm khác nhau
Giữa HR với L&D có điểm khác biệt rõ nét về nhiệm vụ. Cụ thể:
Nhiệm vụ và công việc của L&D:
- Phát triển nhân sự
- Giúp nhân viên phát triển kỹ năng.
- Tổ chức những khóa đào tạo về kỹ năng cho nhân viên mới cũng như nhân viên cũ cần nâng cao thêm.
- Đào tạo ra Leader tài giỏi cho công ty.
Nhiệm vụ và công việc của HR.
- Quản lý chung.
- Quan hệ nhân sự, tạo mối quan hệ tốt với nhân viên, đối tác cũng như các cấp lãnh đạo.
- Đảm nhận những công việc, vấn đề liên quan đến thủ tục và chính sách.
- Tổ chức biên chế.
Bộ phận L&D trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
1. Hỗ trợ doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài
L&D là bộ phận giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài qua việc thực hiện các chiến lược tạo động lực, thúc đẩy người lao động học hỏi, phát triển bản thân cũng như chuyên môn. Việc này giúp doanh nghiệp gắn kết hơn với nhân viên, từ đó nhân viên sẽ cống hiến nhiều hơn cho công ty.
2. Phát triển khả năng của con người
Những nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty sẽ được đào tạo bởi L&D. Trong quá trình đào tạo, L&D sẽ theo dõi, giám sát để phát hiện ra những khả năng riêng của mỗi nhân viên. Từ đó, tiến hành đào tạo cũng như bồi dưỡng thêm.
Ngoài hiểu biết về kiến thức chuyên môn, mọi nhân viên còn phải biết thêm về công nghệ hay những kỹ năng mềm khác. Chính vì thế, L&D có nhiệm vụ liên tục hỗ trợ nhân viên học tập, cập nhật thêm kiến thức mới.
3. Gắn kết và tạo động làm việc cho nhân sự
Bộ phận L&D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho mọi nhân viên, hỗ trợ nhân viên trong những lúc cần thiết. Một doanh nghiệp phát triển tốt là doanh nghiệp có những nhân viên làm việc hiệu suất, hết lòng vì công việc. Chính vì thế L&D có nhiệm vụ thúc đẩy hiệu suất cũng như tạo động lực cho nhân viên qua các hoạt động giải trí, qua các phương án “thưởng nóng”,….L&D được xem như người “giữ lửa” trong doanh nghiệp, giúp hiệu suất làm việc của nhân viên ở mức cao nhất.
Ngoài ra, L&D còn có nhiệm vụ gắn kết tập thể, kết nối mọi người với nhau qua các buổi giao lưu, các buổi diễn thuyết tạo động lực hay các buổi học tập rèn luyện kỹ năng trong công ty.
4. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
L&D có vai trò quan trọng trong việc nâng cao danh tiếng của thương hiệu tuyển dụng, từ đó giúp công ty thu hút được nhiều nhân tài. Để làm được điều đó L&D cần có những kế hoạch cụ thể để định vị thương hiệu tuyển dụng của công ty.
5. Tham mưu xây dựng chiến lược phát triển công ty
Các chuyên gia L&D tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp và phát triển kỹ năng của nhân viên. Điều này gián tiếp góp phần vào sự phát triển của công ty. Nhân sự chính là yếu tố nòng cốt quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp. Người lao động có kỹ kiến thức, có kỹ năng, hiệu suất công việc cao sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, đem về nguồn doanh thu cũng như mức lợi nhuận lớn cho công ty.
6. Hỗ trợ nâng cao hiệu suất lao động
Các doanh nghiệp thường đầu tư vào việc đào tạo nhân viên từ kỹ năng cho đến kiến thức chuyên môn. Việc làm đó giúp nhân viên đạt được hiệu suất cao hơn trong công việc từ đó cũng giúp công ty phát triển, đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Chính vì thế, các L&D có nhiệm vụ lên kế hoạch hay tạo ra những chương trình đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, L&D cũng là người đầu tiên đào tạo cho nhân viên về kỹ năng làm việc hay những kiến thức chuyên môn khi họ mới bước chân vào công ty.
Xây dựng kế hoạch L&D hoàn hảo cho doanh nghiệp với 8 bước
Dưới đây là 8 bước thực hiện xây dựng chiến lược L&D hiệu quả cho một doanh nghiệp:
- Bước 1: Xác định và vạch ra mục tiêu rõ ràng, tìm kiếm các giải pháp đánh giá và phân tích những chỉ số đo lường kết quả chiến lược L&D. Đồng thời, người lên kế hoạch cần đảm bảo được những điều này phải phù hợp với chiến lược và ưu tiên của tổ chức.
- Bước 2: Khi xây dựng kế hoạch, bạn cần phải kiểm kê các chiến lược đào tạo và phát triển mà doanh nghiệp đang thực hiện. Các mục cần phải ghi chép và theo dõi cụ thể như: Tên, loại chiến lược, mục tiêu, tần suất, các chỉ số đo lường và đánh giá, nhà cung cấp.
- Bước 3: Dựa vào nhu cầu của tổ chức cũng như vai trò của mỗi nhóm để xác định chương trình đào tạo và phát triển chung, thực hiện với toàn nhân viên trong doanh nghiệp.
- Bước 4: Tiếp theo, người xây dựng kế hoạch cần phân tích và đánh giá những vấn đề bất cập, lỗi sai trong chiến lược. Sau đó tiến hành tối ưu và hợp lý hóa chương trình giảng dạy.
- Bước 5: Truyền tải chiến lược L&D đến nhân viên, các bộ phận liên quan thông qua vai trò của từng bộ phận.
- Bước 6: Xác định mục tiêu, ưu tiên, thiết kế chương trình cùng lựa chọn nhà cung cấp và lịch trình đào tạo.
- Bước 7: Thiết lập, tạo ra các giải pháp hỗ trợ chiến lược đào tạo tổng thể cho doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Bước 8: Thực hiện đo lường mức độ thành công, thường xuyên cập nhật, bổ sung nội dung trong chương trình đào tạo.
Quy mô doanh nghiệp phù hợp với L&D
Đội ngũ L&D cũng như chiến lược thực thi hay nhiệm vụ, vai trò sẽ phụ thuộc vào quy mô của mỗi công ty. Đối với những công ty có quy mô lớn, tập trung vào những chương trình đào tạo cho nhân viên hay các quản lý cấp cao bộ phận L&D thường được chú trọng hơn.
Đối với những công ty có quy mô nhỏ hay các công ty gia đình, bộ phận L&D hầu như không có bởi vì các nhân viên trong công ty hợp tác chặt chẽ với nhau. Nhân viên mới được tuyển dụng có thể do chính leader quản lý và đào tạo nên không cần đến L&D.
Như vậy bài viết đã giải đáp chi tiết tới bạn L&D là gì. Trong tương lai, bộ phận L&D sẽ là bộ phận chủ chốt của hầu hết doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về L&D và vai trò của họ trong doanh nghiệp.