F&B là viết tắt của cụm từ “Food and Beverage Service” với nghĩa là dịch vụ nhà hàng và ăn uống. Từ đó thuật ngữ kinh doanh F&B được ra đời và trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến nhất trong vài năm trở lại đây. Vậy kinh doanh F&B là gì? Có những loại mô hình kinh doanh FnB nào? Hãy cùng Luật Vạn Tin đi tìm hiểu tất tần tật về lĩnh vực F&B trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Kinh doanh F&B là gì?
Kinh doanh F&B chính là kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực nhà hàng và ăn uống. Tương tự, doanh nghiệp F&B là các doanh nghiệp hoạt động tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.
Chúng ta thường thấy bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh F&B độc lập bên ngoài như là các nhà hàng, cafe, pub, lounge, bar… Phạm vi hoạt động của F&B ở mỗi nơi cũng khác nhau. Với các khách sạn lớn đầy đủ tiện ích thì dịch vụ F&B sẽ có quầy giải khát và khu vực ẩm thực riêng.
Trong các khách sạn nhỏ hơn hay các đơn vị kinh doanh F&B độc lập thì dịch vụ này chỉ được cung cấp ở một khoảng không gian nhất định. Tuy vậy, trên thực tế, mô hình kinh doanh F&B thường phổ biến trong các khách sạn nhiều hơn.
Các loại mô hình kinh doanh F&B phổ biến tại Việt Nam
Mô hình kinh doanh F&B trong khách sạn
Bên cạnh ngành nghề chính là hoạt động kinh doanh lưu trú thì mục đích chủ yếu của mô hình này là phục vụ các nhu cầu ăn uống của khách trong thời gian đến lưu trú và nghỉ ngơi tại khách sạn. Nếu khách sạn làm tốt mô hình này thì lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ ẩm thực cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận.
Mô hình kinh doanh F&B công nghệ
Mô hình này mới được phổ biến trong các năm gần đây rất được ưa chuộng nhất đối với khách hàng ngại di chuyển hay không muốn ra ngoài ăn. Ở mô hình này, khách hàng không cần phải ra đường mà vẫn mua được món ăn mình yêu thích thông qua app. Sau đó sẽ có một số đơn vị vận chuyển hỗ trợ giao đồ ăn đến bạn. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh F&B công nghệ hiện nay chỉ đang diễn ra chủ yếu ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng….
Mô hình hoạt động kinh doanh F&B phi thương mại
Loại hình dịch vụ F&B này hạn chế về việc lựa chọn thức ăn và đồ uống. Khách hàng không có được nhiều lựa chọn cho mình. Khi thực hiện mô hình này, yếu tố thương mại sẽ không được coi trọng mà thay vào đó là các yếu tố về dinh dưỡng sẽ được đề cao hơn.
Các bếp ăn, căng tin, quán nước trong các bệnh viện, kí túc xá…là ví dụ cho mô hình kinh doanh F&B phi thương mại vì ở những nơi giá trị dinh dưỡng cho thực khách là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Hoạt động kinh doanh F&B thương mại
Ở hoạt động kinh doanh này, các nhu cầu ăn uống của khách hàng không còn bị giới hạn. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư tăng doanh thu và lợi nhuận. Các mô hình kinh doanh F&B thương mại phổ biến có thể kể đến như:
Nhà hàng hoạt động toàn phần
Là mô hình kinh doanh F&B phục vụ đầy đủ các bước từ lúc thực khách bước chân vào nhà hàng đến khi thanh toán và rời khỏi nhà hàng. Đây được xem là mô hình cực kỳ phổ biến và được đón nhận rộng rãi trên toàn thế giới, hầu hết mọi người đều đã được trải nghiệm. Trong mô hình này có thể phân ra một số loại nhà hàng như sau:
- Bistro Restaurant: Là mô hình tổ hợp bao gồm cả quán cafe, nhà hàng, quán rượu trong không gian ấm áp và phục vụ những món ăn đơn giản mang phong cách Châu Âu.
- Ethnic Restaurant: Là mô hình nhà hàng phục vụ văn hóa ẩm thực của cả một quốc gia, dân tộc.
- Fine Dining Restaurant: Là các nhà hàng phục vụ ẩm thực cao cấp với sự danh giá. Ở đây không chỉ thức ăn đẳng cấp mà còn chất lượng dịch vụ siêu hạng.
- Upscale Restaurant: Là mô hình kinh doanh ít xa hoa hơn một tí so với các nhà hàng Fine Dining. Mô hình này được áp dụng chủ yếu phục vụ trong các khách sạn 5 sao của Việt Nam.
Nhà hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh – Fast Food
Là mô hình kinh doanh F&B có mức giá hợp lý và dễ tiếp cận, nhưng lại hạn chế phương thức phục vụ và chỉ cung cấp một số dịch vụ căn bản. Ở Việt Nam mô hình này gắn liền các thương hiệu như: Lotteria, KFC, Starbuck, Highlands Coffee, The Coffee House… Đối tượng khách hàng của mô hình kinh doanh này thường không có yêu cầu cao về thưởng thức và tính mỹ vị.
Thức ăn đường phố – Street Food
Ở bất kỳ quốc gia, địa phương nào thì Street Food cũng luôn là mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến nhất. Ẩm thực đường phố thể hiện một phần văn hóa của quốc gia nó tồn tại. Hiện nay, trải nghiệm ẩm thực đường phố là một phần không thể thiếu của các khách du lịch. Ví dụ như trải nghiệm bánh mì ở Việt Nam hay tokbokki của Hàn Quốc.
Thức ăn được bán trên các xe đẩy là hình thức phổ biến nhất của ẩm thực đường phố. Đối tượng khách hàng phục vụ của mô hình này đa phần là dân lao động và thu nhập thấp, không yêu cầu quá cao cho chất lượng của món ăn.
Vai trò của ngành F&B
Thúc đẩy mang lại doanh thu cao cho chủ đầu tư
Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu ăn uống của con người cũng tăng dần lên. Chính vì thế kinh doanh F&B mang về lợi nhuận không hề nhỏ cho các chủ đầu tư và doanh nghiệp.
Tăng cường khả năng nhận diện và khẳng định thương hiệu
Nếu loại hình kinh doanh F&B của bạn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ tuyệt vời thì thu hút rất nhiều khách hàng biết đến thương hiệu mà bạn xây dựng nên. Đây cũng chính là nhưng yếu tố khiến khách hàng luôn nghĩ lựa chọn đến đầu tiên.
Quảng bá thương hiệu đến với khách hàng – Chính sách Marketing 0 đồng
Marketing truyền miệng là một trong những chiến lược marketing không hề tốn phí mà lại đạt hiệu quả kinh doanh cao đến bất ngờ.
Chất lượng sản phẩm tuyệt vời đi kèm thái độ phục vụ tận tình luôn để lại ấn tượng tốt cho lòng khách hàng. Sau đó họ sẽ giới thiệu với người quen, bạn bè của họ đang có nhu cầu tới các địa điểm du lịch mà khách sạn bạn đang hoạt động. Vì vậy F&B chính là một trong những cách thực hiện chiến dịch marketing 0 đồng vô cùng hiệu quả.
Những chiến lược marketing hiệu quả cho mô hình kinh doanh F&B
- Định vị thương hiệu cho hoạt động kinh doanh F&B của bạn:
Thị trường F&B ngày càng cạnh tranh gay gắt doanh nghiệp cần tạo cho thương hiệu của mình một ấn tượng riêng, một cá tính riêng.
- Triển khai Marketing đa kênh:
Là khai thác từ kênh truyền thống đến kênh Digital như Website, Social, Email Marketing, Mobile,… sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, dễ dàng phủ sóng tới khách hàng mục tiêu.
- Liên kết với nhiều ứng dụng đặt đồ ăn Online:
Doanh nghiệp của bạn có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhờ đăng ký bán hàng trên các ứng dụng đặt đồ ăn Online như Shopee Food, GrabFood, Beamin,… có sẵn lượng khách hàng tiềm năng truy cập lớn, hiệu quả để tiếp cận khách hàng.
- Thiết kế cho bao bì sản phẩm đẹp mắt:
Khi khách hàng chưa dùng thử đồ ăn, bao bì sản phẩm bắt mắt là cách để thu hút khách hàng đồng thời kích thích nhu cầu mua hàng. Thiết kế bao bì sản phẩm được xem là hoạt động quan trọng trong chiến lược Marketing.
- Xây dựng các Website/Blog chia sẻ kiến thức
Doanh nghiệp cần xây dựng các Website/Blog là để quảng cáo thương hiệu của mình. Nếu tối ưu Website chuẩn SEO sẽ có được vị trí Top đầu trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Như vậy càng nhiều khách hàng tìm thấy và biết đến nhà hàng của bạn.
- Làm phát triển nổi bật sản phẩm độc nhất thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
- Xây dựng các chiến lược Email Marketing.
- Trở thành đối tác và liên kết với các thương hiệu khác.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Vạn Tin về những thông liên quan đến chủ đề kinh doanh ngành F&B. Có thể nói F&B là một ngành dịch vụ hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ nhất và đem lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với các bạn nhé!