Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Kinh nghiệm làm nghiệp vụ kế toán bán hàng qua bài viết dưới đây nhé.
Kế toán bán hàng được cho là một trong những nghiệm vụ mang tính bước đệm, vì chúng thường đơn giản hơn những nghiệp vụ khác và không đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn vì thế rất phù hợp với các bạn kế toán mới ra trường. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Vạn Tín sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm học làm kế toán bán hàng trong bài viết dưới đây.
1. Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng liên quan đến đầu ra của doanh nghiệp, và có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống nghiệp vụ kế dù nó khá đơn giản so với các nghiệp khác.
Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với kế toán công nợ và kế toán tiền mặt khi thực hiện công việc kế toán tại vị trí kế toán bán hàng.
Vậy để làm tốt công việc kế toán bán hàng bạn cần làm gì?
Trước hết, bạn cần có kiến thức về hóa đơn chừng từ, và kỹ năng tin học văn phòng tốt, cụ thể là Excel và word để thực hiện tính toán trong các doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và lập hợp đồng mua bán cho doanh nghiệp nếu cần.
2. Mô tả công việc kế toán bán hàng:
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng đối với vị trí kế toán bán hàng. công việc của một kế toán bán hàng có những điểm chi tiết như sau:
– Thực hiện ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan: bắt đầu từ lúc nhận được đơn đặt hàng, kiểm tra hàng hóa và thông tin khách hàng để lập hợp đồng mua bán đến khi xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp;
– Bắc buộc phản ánh chi tiết các loại sổ sách như doanh thu chi tiết theo nhu cầu quản lý, thuế GTGT, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất bán,… làm báo cáo định kỳ doanh thu bán hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Các công việc cụ thể của kế toán bán hàng
a. Các công việc hàng ngày của kế toán bán hàng
– Thường xuyên cập nhật, ghi chép và phản ánh kịp thời các thông tin giao nhận hàng hóa trong ngày, các công việc như: kiểm tra số lượng thực và đơn giá của từng sản phẩm xuất bán, lập và gửi hóa đơn cho khách hàng;
– Bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT trong ngày;
– Thực hiện việc đối chiếu về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày với quản lý kho;
– Quản lý hợp đồng giao dịch với khách hàng, xử lý kịp thời các phát sinh;
– Kế toán bán hàng đồng thời hỗ trợ công việc cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.
b. Các công việc hàng tháng của kế toán bán hàng:
– Phản ánh chính xác, chi tiết tổng giá thực tế của hàng dựa trên doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm hàng và từng hoá đơn khách hàng, từng đơn vị trực thuộc công ty.
– Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ phí thu mua cho hàng đã tiêu thụ nhằm xác định hiệu quả bán hàng.
– Kiểm tra tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng và quản lý nợ của khách hàng, hoặc tình hình trả nợ và hạn mức tín dụng,…
c. Các công việc cuối kỳ kế toán bán hàng
– Tập hợp đầy đủ, kịp thời tát cả các khoản chi phí bán hàng (thực tế phát sinh hợp lệ để phục vụ cho việc).
– Phân bổ chi phí bán hàng để xác đinh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
– Cung cấp thông tin quan trọng về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh. Những thông tin cung cấp sẽ được dựa trên nhu cầu của người sử dụng;
Bạn đang theo dõi bài viết Kinh nghiệm làm nghiệp vụ kế toán bán hàng Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.