Thường xuất hiện kèm với những cụm từ trọng điểm trong hoạt động của một công ty, tập thể kinh tế như “tầm nhìn”, “sứ mệnh”, tuy nhiên “giá trị cốt lõi của doanh nghiệp” là gì, nên được hiểu như thế nào và được tận dụng, sử dụng ra sao vẫn là những câu hỏi khó trả lời, đặc biệt là với những người mới bước chân vào thương trường khốc liệt. Bài viết dưới đây sẽ mang lại những thông tin cụ thể dưới góc nhìn khách quan về khái niệm quan trọng này.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tầm quan trọng và cách thức hình thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, người quản lý phải có một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về định nghĩa của yếu tố quan trọng cấu thành nên một tập thể vững mạnh này. Nói cách khác, họ luôn cần sẵn sàng, tự tin đưa ra lời giải đáp trọn vẹn và đủ đầy nhất cho câu hỏi “Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?”.
Về cơ bản, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Core Values) là những sứ mệnh, mục tiêu và đích đến mà doanh nghiệp đang hoạt động và hướng đến. Cũng có thể hiểu, đây chính là những nguyên tắc và động lực thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của toàn bộ bộ máy nhân lực trong công ty, là giải pháp và giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng, đối tác và tạo tiếng vang trên thương trường khốc liệt.
Có thể khẳng định rằng, thiết lập giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả và có tính khả thi cao chính là bước nền vững chắc hỗ trợ ban quản lý và toàn bộ hệ thống nhân lực trong việc đặt ra và hoàn thành tốt mục tiêu, là kim chỉ nam lèo lái và đưa hoạt động kinh doanh của công ty nhanh chóng chạm đến thành công.
Tại sao cần xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp?
Nếu là người hoạt động trong kinh doanh nói riêng và xa hơn nữa, muốn có những cú bứt phá vượt trội trong thị trường kinh tế đầy cạnh tranh nói chung, chắc chắn người lãnh đạo doanh nghiệp cần có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của yếu tố xây dựng và phát triển Core Values.
Một vài vai trò giải thích lý do về sự cần thiết và tối ưu hóa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Hỗ trợ, củng cố quyết định của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, chắc chắn sẽ có lúc người quản lý buộc phải đối mặt với những khó khăn và đưa ra những quyết định trọng điểm nhằm giải quyết tốt nhất vấn đề đang gặp phải, cũng như đảm bảo hoạt động của mọi bộ phận công ty vẫn tiếp tục vận hành một cách trơn tru, đúng hướng và đi theo chính xác mục đích ban đầu.
Trong những trường hợp như vậy, giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp chính là thỏi nam châm thu hút sự chú ý, nhắc nhở những gì cần làm, nên làm và phải làm trong mọi tình huống để giữ vững bộ mặt, giá trị và những phương châm công ty đã đề ra từ ngày đầu thành lập. Nhờ vậy, quyết định của người đứng đầu sẽ phần nào sáng suốt, chắc chắn và đúng đắn hơn.
- Điểm sáng trong tầm nhìn tổ chức và giữ chân nhân lực
Trong thời đại ngày nay, ứng viên tiềm năng và có năng lực sẽ nhận được vô số lời mời gọi nhận việc hấp dẫn. Để lôi kéo và thu hút được những nhân tài thực sự giỏi giang, trí tuệ, chắc chắn bộ phận nhân sự sẽ không bỏ qua vai trò “không phải dạng vừa” của Core Values trong doanh nghiệp.
Thông qua Core Values cùng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, ứng viên thực sự có năng lực có thể ngay lập tức nhận ra được những nền tảng văn hóa và đạo đức mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ mang lại cho cộng đồng xã hội. Giá trị về mặt hình ảnh và thương hiệu cũng được khẳng định chắc nịch qua yếu tố quan trọng này.
Nhờ đó, ứng viên sẽ bị thu hút, ấn tượng và muốn được gắn bó lâu dài trong một môi trường quyết tâm cao, tinh thần làm việc của toàn bộ tập thể luôn hướng chung về một mục tiêu duy nhất và luôn cố gắng hoạt động, phát triển theo đường lối đúng đắn đã đề ra.
- Nền tảng chuẩn mực đánh giá hành vi, hoạt động ứng xử nơi làm việc
Từ Core Values mà doanh nghiệp đã sớm xác định, bộ phận quản lý hoàn toàn có thể dựa vào đó để xây dựng môi trường và phong cách làm việc hợp lý, đúng đắn với mỗi phòng ban tại công ty, sao cho đáp ứng và thể hiện chuẩn xác đường hướng hoạt động đã đề ra.
Đây chính là tiền đề cho một văn hóa doanh nghiệp văn minh, uy tín, lịch sự, một môi trường công ty chuyên nghiệp và thực sự nhiệt huyết để cùng nhau tạo dựng nên giá trị cho toàn bộ tập thể.
- Đánh dấu độ nhận diện cao đối với đối tác, khách hàng
Mỗi doanh nghiệp là một bản sắc, một sắc màu, một nốt nhạc riêng trong “bản hòa ca” thị trường kinh tế. Chúng mang giá trị cốt lõi khác biệt tùy thuộc vào tầm nhìn, ý kiến lãnh đạo, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng định hướng phát triển nhân sự.
Nhờ sự khác biệt, “hòa nhập nhưng không hòa tan” đó mà khách hàng, đối tác hay rộng hơn là công chúng mới có thể nhận diện và phân biệt được sự độc đáo, độc lập và đặc trưng của hàng ngàn công ty, từ đó lựa chọn sử dụng và ủng hộ dịch vụ của một doanh nghiệp họ yêu thích nhất, cũng như trung thành với nó trong thời gian dài.
3 yếu tố “kim cương” tạo thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng trong giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tuy nhiên mọi thứ sẽ trở nên vô ích nếu như người đứng đầu không có khả năng xây dựng cho chính công ty của mình một giá trị độc bản và có tính hiệu quả cao.
Trong quá trình hình thành yếu tố trọng tâm này, quản lý nên nắm vững 3 quy tắc sau để sở hữu cho mình phần Core Values riêng biệt, độc đáo và bền vững nhất:
- Tập trung vào một chủ trương chính
Có vô vàn những chủ trương và Core Values của những tập đoàn nổi tiếng mà chúng ta có thể tham khảo và học tập theo. Tuy nhiên, nhiều người có suy nghĩ sẽ gom nhặt mỗi nơi một ít để mang về xây dựng và tạo lập một văn hóa pha trộn cho doanh nghiệp của mình.
Đây là một ý tưởng sai lầm. Khi có sự tham gia của quá nhiều yếu tố, đến cuối cùng, nhân lực sẽ chẳng biết đâu là mục tiêu chính để xây dựng đường hướng phát triển, khách hàng cũng chẳng biết công ty thực sự đang mang ý nghĩa và trọng trách gì đối với họ.
Vì vậy, hãy chỉ tập trung vào một đường lối, một giá trị riêng biệt, mang tính độc đáo để tự mình trở nên nổi bật thay vì đi xào xáo một cách vô thức những giá trị đến từ nơi khác, không phải của mình.
- Đi theo giá trị văn hóa ngầm định của công ty
Người lãnh đạo và các thành viên trong công ty chắc hẳn đều đã và đang xây dựng một môi trường văn hóa với những đặc tính riêng biệt.
Muốn nhân sự gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, hãy xây dựng Core Values dựa trên văn hóa và phong cách làm việc chung đó. Có như vậy, công tác nội bộ mới trở nên dễ dàng hơn và mọi người cũng sẽ muốn gắn bó trong một môi trường phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của họ lâu bền hơn.
- Không quên xây dựng mục tiêu hoạt động
Đi cùng với giá trị cốt lõi, chủ doanh nghiệp hãy nhớ xây dựng mục tiêu hoạt động của toàn bộ công ty. Với những đặc tính và ưu điểm riêng, 2 yếu tố này sẽ bổ sung, hoàn thiện cho nhau và từ đó, nâng cao hiệu suất, công năng, chí – đức – tài của toàn bộ nhân lực, cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển, bay cao, bay xa hơn nữa.
Chẳng ai có thể phủ nhận tầm quan trọng về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Những ưu điểm và tác động tích cực mà nó mang lại trong tiến trình vận hành và hoạt động nói chung của tập thể chính là bàn đạp thúc đẩy, lan tỏa và mở rộng tiềm năng bay cao, bay xa hơn nữa trong nền kinh tế của công ty.