• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Employer Branding là gì? Chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Các chuyên gia tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm chỉ ra rằng xây dựng Employer Branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng là tiêu chí quan trọng cần phát triển đối với doanh nghiệp. Cùng Luật Vạn Tin tìm hiểu về Employer Branding là gì và chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều nhân tài trong bài viết dưới đây!

Mục Lục Bài Viết

  • Employer Branding là gì?
    • Employer Branding là một lời hứa
    • Employer Branding là hình ảnh và danh tiếng doanh nghiệp mong muốn xây dựng
    • Employer Branding là toàn bộ những cảm xúc từ những tương tác với doanh nghiệp
  • Tầm quan trọng Employer Branding trong doanh nghiệp
  • 5 bước xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả nhất
    • Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược Employer Branding
    • Bước 2: Tạo lập chân dung ứng viên
    • Bước 3: Xác định EVP
    • Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu tuyển dụng
    • Bước 5: Đánh giá hiệu quả chiến lược Employer Branding

Employer Branding là gì?

Employer Branding được dịch là xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, xác định dựa trên cảm nhận của mọi người và quan điểm, nhận định của ứng viên về doanh nghiệp. Ứng viên cảm nhận về doanh nghiệp thông qua tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai, thông điệp doanh nghiệp muốn gửi gắm đến ứng viên cũng như khách hàng.

employer branding là gì
Employer Branding là gì?

Tương tự Marketing, trong đó “Employer Brand” được xem là một sản phẩm và “Employer Branding” là động thái hành động của doanh nghiệp để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Tuy nhiên, quản lý thương hiệu là một mảng rộng bao gồm nhiều yếu tố kết hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu. “Employer brand” hay thương hiệu nhà tuyển dụng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, chung quy lại có 3 cách chính sau đây:

Employer Branding là một lời hứa

Viện nhân lực và phát triển vương quốc Anh (CIPD) định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng là “tập hợp các thuộc tính và phẩm chất – thường là vô hình, làm cho tổ chức trở nên đặc biệt. Đồng thời hứa hẹn một trải nghiệm làm việc đặc trưng nhằm thu hút những ứng viên phù hợp nhất trong môi trường đó

Xem Thêm:   3 Bước xây dựng quy trình bán hàng cho doanh nghiệp

Employer Branding là hình ảnh và danh tiếng doanh nghiệp mong muốn xây dựng

Hình ảnh và danh tiếng doanh nghiệp muốn xây dựng bằng những chiến lược cụ thể để đạt được trong tương lai cũng phản ánh được thương hiệu nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên và mọi người xung quanh. Từ đó, đem đến cái nhìn tổng quát về môi trường làm việc cũng như ý tưởng xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp.

Employer Branding là toàn bộ những cảm xúc từ những tương tác với doanh nghiệp

Những người tương tác với doanh nghiệp như là: Đối tác, khách hàng, nhân viên,…đều có cảm xúc khác nhau về doanh nghiệp bao gồm tiêu cực lẫn tích cực, một cách trung thực hoặc không trung thực, cũng có thể rõ ràng hay mơ hồ. Thêm vào đó, trải nghiệm có thực tế hay không, là chủ ý hay vô tình hay chỉ là một tin đồn đều ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng.

Tầm quan trọng Employer Branding trong doanh nghiệp

Xây dựng Employer Branding đầu tiên giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo ứng viên so với các hình thức tuyển dụng thông thường khác. Employer Branding hỗ trợ tối ưu việc thu hút và giữ chân nhân tài tại doanh nghiệp. Đặc biệt rất cần thiết tại SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), nơi khả năng cạnh tranh bằng phúc lợi còn nhiều bất cập cũng như hạn chế.

Tầm quan trọng của Employer Branding

Nhằm thu hút nhân tài, những SME cần cho ứng viên nhìn nhận được những giá trị khác mà doanh nghiệp đem lại cho ứng viên. Những điều kiện đó có thể là:

  • Cơ hội phát triển và học hỏi trong môi trường làm việc thân thiện, lịch làm việc linh hoạt có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp không?
  • Môi trường làm việc có kích thích khả năng sáng tạo hay tư duy hay không?
  • Công việc có đem đến những thách thức để phát triển toàn diện hơn hay không?
  • Phúc lợi mà công ty cam kết thực hiện có đúng như những gì mà công ty đề ra ban đầu hay không?
Xem Thêm:   Cách xây dựng mô hình SLA hiệu quả cho doanh nghiệp

Việc phát triển một thương hiệu thu hút và kết nối với ứng viên ngày càng hiểu biết về website ngày nay là cực kỳ quan trọng. Nó mang lại những lợi ích cụ thể sau đây:

  • Cải thiện sức hấp dẫn của nhà tuyển dụng đối với những cá nhân tài năng.
  • Động lực cao hơn cho các nhân viên hiện tại của bạn.
  • Giảm thiểu chi phí hữu hình liên quan đến việc thuê và giữ nhân tài.
  • Lực lượng lao động tích cực ủng hộ và quảng bá thương hiệu của bạn.
  • Tầm nhìn rõ ràng, thống nhất để tổ chức của bạn hướng tới.

5 bước xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả nhất

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược Employer Branding

Đầu tiên, tổ chức của bạn phải xác định được mục tiêu tuyển dụng mong muốn đối với Employer Branding của mình. Mục tiêu đề ra sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sau này. Dưới đây là những gợi ý về các mục tiêu phổ biến:

  • Thu hút nhiều đơn ứng tuyển.
  • Tăng mức tương tác trực tuyến của ứng viên.
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Củng cố niềm tin với nhân viên hiện tại.
  • Giảm thời gian và chi phí.

Bước 2: Tạo lập chân dung ứng viên

Việc xây dựng chân dung ứng viên là vô cùng cần thiết, vì khi xây dựng được hình ảnh ứng viên mà mình mong muốn một cách chi tiết nhất cho vị trí cần tuyển dụng sẽ giúp cho việc tìm kiếm đạt hiệu quả cao nhất. Việc không biết ứng viên lý tưởng mà bạn mong muốn, gây mơ hồ trong việc gửi đúng thông điệp của tổ chức đến ứng viên mà tổ chức bạn đang muốn thu hút.

Dưới đây là mô hình chi tiết để xây dựng một chân dung ứng viên hoàn chỉnh nhất:

employer branding là gì
Xây dựng chân dung ứng viên

Bước 3: Xác định EVP

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao nhân viên trong tổ chức lại rời đi, tìm kiếm những cơ hội mới? Điều gì khiến họ chọn ở lại? Điều gì khiến họ thích nhất ở bạn với tư cách là nhà tuyển dụng?

Xem Thêm:   INTJ là gì? Đặc điểm của nhóm tính cách INTJ trong công việc

Đó là những câu hỏi bạn cần có câu trả lời để định vị giá trị nhân sự của tổ chức bạn, được gọi tắt là EVP (Employee Value Propositions). Đơn giản hơn, EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng nổi bật và khác biệt hơn.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu tuyển dụng

Tiếp theo sau khi xác định rõ các vấn đề EVP của tổ chức, bạn cần xác định kênh truyền thông phù hợp để quảng bá thương hiệu tuyển dụng của mình đến các ứng viên một cách hiệu quả nhất. Theo chân hành trình tìm kiếm nhà tuyển dụng, chúng ta rút ra được 10 điểm chạm giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến các kênh phổ biến sau:

  • Mạng xã hội;
  • Trang tuyển dụng;
  • Hội thảo tuyển dụng;
  • Tuyển dụng Inbound;
  • Quảng cáo.
employer branding là gì
Chọn kênh truyền thông quảng bá thương hiệu

Bước 5: Đánh giá hiệu quả chiến lược Employer Branding

Bước cuối cùng cũng không kém phần quan trọng để chiến lược xây dựng thương hiệu tuyển dụng đạt hiệu quả cao nhất chính là đánh giá lại hiệu quả của chiến lược. Không đánh giá, đồng nghĩa với việc bạn dậm chân tại chỗ, không có sự cải thiện cho chiến lược khiến chiến lược không đáp ứng được những nhu cầu tuyển dụng ban đầu đề ra.

Để đánh giá lại hiệu quả của chiến lược, trước tiên bạn cần dựa trên các mục tiêu đã đề ra tại bước 1. Mức độ thành công của chiến lược sẽ thể hiện trên những kết quả mà chiến lược đem lại đã đủ đáp ứng được các mục tiêu đề ra hay chưa. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý để cải thiện chiến lược trong các mùa tuyển dụng tiếp theo.

Có thể nói, Xây dựng thương hiệu tuyển dụng – Employer Branding là một phần không thể thiếu trong chiến lược nhân sự của các tổ chức, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Employer Branding là gì cùng những vấn đề liên quan

Bài viết liên quan

saas là gì
SaaS là gì? Xu hướng phát triển Software as a Service tại Việt Nam
KPI là gì
KPI là gì? Cách xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp
cách giải quyết mâu thuẫn
Cách giải quyết mâu thuẫn trong doanh nghiệp hiệu quả

Filed Under: Chuyển Đổi Số

Previous Post: « Lợi Thế Và Bất Lợi Của Mô Hình Công Ty Mẹ – Con Mới Nhất
Next Post: 7 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công nhất »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp