• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Đối tượng thành lập công ty cổ phần chi tiết mới nhất

07/01/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Đối tượng thành lập công ty cổ phần qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Đối tượng thành lập công ty cổ phần
  • Ưu điểm của việc thành lập công ty cổ phần
  • Điều kiện riêng khi thành lập công ty cổ phần
  • Điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần
    • Điều kiện về tên công ty cổ phần:
    • Điều kiện về trụ sở:
    • Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định
    • Điều kiện về Cổ đông Công ty
  • Đối tượng thành lập công ty cổ phần:
  • Quy trình thành lập công ty cổ phần:
  • Các quy định pháp luật cần nghiên cứu khi thành lập doanh nghiệp:

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi sự liên kết vốn của nhiều cổ đông vì các nhà đầu tư muốn san sẻ lợi nhuận, rủi ro cho nhau. Nếu bạn vẫn đang phân vân về các thủ tục hồ sơ thành lập công ty, hãy đến với Luật Vạn Tín chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, uy tín, trọn gói.

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Ưu điểm của việc thành lập công ty cổ phần

Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, thành lập công ty cổ phần đem lại cho các chủ thể góp vốn các lợi ích chung như các ưu đãi về thuế, về quản lý, về ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, thành lập công ty cổ phần lại có những ưu điểm riêng như:

  • Khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành cổ phiếu
  • Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp
  • Khả năng hoạt động kinh doanh đa dạng

Điều kiện riêng khi thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Cổ đông chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân nhân hoặc hộ chiếu công chứng để thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần.

Điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về tên công ty cổ phần:

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.
Về vấn đề tên khi thành lập công ty cổ phần luật sư tư vấn sẽ tra cứu sơ bộ, sau đó trên cơ sở tra cứu sẽ đưa ra các giải pháp cho khách hàng.

Điều kiện về trụ sở:

Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định

Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh ngiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng. Luật sư tư vấn sẽ cụ thể  cho doanh nghiệp.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện về Cổ đông Công ty

Thành lập công ty cổ phần bởi tối thiểu ba cổ đông sáng lập
Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Đối tượng thành lập công ty cổ phần:

Do những ưu điểm của mình, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức ưu tiên, lựa chọn thành lập. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về thành lập công ty cổ phần còn gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư. Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý độc giả giải đáp được câu hỏi ” Ai có quyền đăng ký thành lập công ty cổ phần?”, từ đó Quý độc giả phần nào hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty cổ phần.

Đăng ký thành lập công ty cổ phần là việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần tại cơ quan có thẩm quyền. Kết quả của hoạt động đăng ký này là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đăng ký thành lập công ty cổ phần là một trong những nội dung cụ thể của hoạt động đăng ký doanh nghiệp.

Khác với quyền thành lập doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần nói riêng bị hạn chế đối với một số chủ thể (theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014), theo pháp luật hiện hành, các cá nhân, tổ chức đều có thể đăng ký thành lập công ty cổ phần. Cụ thể, theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì ” Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh“. Như đã nói trên đây, người thành lập doanh nghiệp bị hạn chế theo quy định nhưng người được ủy quyền chỉ cần thỏa mãn các điều kiện của pháp luật dân sự hiện hành thì có thể đăng ký công ty cổ phần.

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Quy trình thành lập công ty cổ phần:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

  • Đơn đề nghị đăng ký  Điều lệ công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
  • Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
  • Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:
  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Thông tin các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải thực hiện:

  • Đặt bảng hiệu cho doanh nghiệp, công khai Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh
  • Mở tài khoản ngân hàng( Khi đi mở tài khoản ngân hàng nhớ mang theo cmnd; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; con dấu công ty)
  • Thông báo số tài khoản doanh nghiệp lên sở kế hoặc đầu tư

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

  • Nộp thuế môn bài theo quy định dựa theo vốn điều lệ. Mức nộp thuế môn bài khoảng 2 hoặc 3 triệu tùy vào vốn điều lệ
  • Đăng kí thuế: liên hệ cơ quan thuế để đăng kí.
  • Đăng ký xin in hóa đơn tại cơ quan thuế
  • Kích hoạt chữ ký số để nộp và khai thuế điện tử

Các quy định pháp luật cần nghiên cứu khi thành lập doanh nghiệp:

  • Sau khi thành lập Công ty doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu các văn bản pháp luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bộ luật dân sự, luật thương mại và một số điều luật của bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh, thuế,… Ngoài ra, thì tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể nghiên cứu thêm các luật chuyên ngành.
  • Mỗi tháng nghiên cứu một ít qua thời gian cũng có thể nắm bắt được cơ bản của các luật, các quy định cần tuân thủ, còn đối với các vấn đề quá phức tạp thì có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Bạn đang theo dõi bài viết Đối tượng thành lập công ty cổ phần Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ

Filed Under: Doanh Nghiệp

Bài viết trước: « Các bước xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp
Bài viết tiếp theo: Tập đoàn là gì? Điều kiện để thành lập tập đoàn kinh doanh cần có tiêu chí nào? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
  • Các nghiệp vụ kế toán trong công ty sản xuất
  • Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính cần làm
  • Chứng từ kế toán là gì và phương pháp chứng từ kế toán
  • Những kinh nghiệm cơ bản nhất cho người làm kế toán tổng hợp
  • Chi phí là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí trong đơn vị kế toán?
  • Phương pháp kế toán tài khoản 211 – Tài sản cố định theo hướng dẫn của Thông tư 132
  • Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao
  • Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò của kế toán doanh nghiệp
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Ưu và nhược điểm công ty TNHH
  • Các loại hình kinh doanh du lịch phổ biến
  • Các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty thương mại vừa và nhỏ
  • ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU, LOGO) LÀ GÌ?
  • Chi phí để vận hành công ty vừa và nhỏ chi tiết nhất
  • Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Chuyên mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp]