Doanh nghiệp FDI không được xem là một loại hình, đây thực chất là tư dùng để chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Vậy hiểu một cách chính xác doanh nghiệp FDI là gì? Và cần những điều kiện nào để thành lập nên doanh nghiệp FDI? Cùng Luật Vạn Tin khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI viết của Foreign Direct Investment dùng để chỉ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có quy định thực sự rõ ràng đối với loại hình doanh nghiệp này.
Theo Luật Đầu tư 2020 có quy định tại Khoản 22 Điều 3 quy định các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Cụ thể theo đó doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, không có sự phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Xét theo phương thức thâm nhập của FDI, hiện nay ta có thể chia ra thành 2 loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với những đối tác, doanh nghiệp trong nước
Các hình thức đầu tư để được công nhận là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:
- Đầu tư thành lập một doanh nghiệp với sở hữu 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Đầu tư theo hình thức tiến hành góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác
- Đầu tư thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC). Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC) là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, tiến hành phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định cụ thể của pháp luật mà không phải thành lập tổ chức kinh tế.
Doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam thường sẽ luôn gắn liền với các mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu. Từ đó mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh rộng khắp trên thế giới và tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn, bền vững.
Các loại hình doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:
Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, nhiều những loại hình doanh nghiệp ra đời vô cùng đa dạng kiến tạo nên một môi trường đầu tư sôi động. Tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư các doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập các loại hình dưới đây:
- Doanh nghiệp TNHH 1 thành viên
- Doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp cổ phần
- Doanh nghiệp hợp danh
Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp FDI
Hình thức đầu tư theo chiều ngang (Horizontal)
Đây là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư sẽ dựa trên những lợi thế sẵn có trong ngành để đầu tư trực tiếp vào ngành đó tại một quốc gia khác. Nhờ vậy mà chúng sẽ làm gia tăng mục tiêu lợi nhuận ở thị trường nước ngoài của các nhà đầu tư.
Hình thức đầu tư theo chiều dọc (Vertical)
Với hình thức đầu tư này các nhà đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại quốc gia được đầu tư. Đồng thời, họ sẽ tận dụng các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai để từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển và đồng thời thu lại lợi nhuận tại nước nhận đầu tư.
Hình thức đầu tư theo tập đoàn (Conglomerate)
Có thể hiểu đây chính là hình thức cá nhân hoặc tổ chức đưa vốn đầu tư vào doanh nghiệp nước ngoài mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty nước sở tại. Bởi vậy nên nếu các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì họ nên liên doanh với công ty nước ngoài để từ đó có thêm kinh nghiệm để chắc chắn thu lại lợi nhuận tương xứng.
Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Như vậy doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để từ đó có thể thành lập hoặc góp vốn như quy định nêu trên.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hợp lệ
Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 đã có quy định rõ về vấn đề này. Có thể nhận thấy đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp có thể tiến hành theo các hình thức sau:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần
– Góp vốn vào các doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp hợp danh
– Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp quy định trên
Không tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị cấm
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không được phép không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật bao gồm những hoạt động sau:
– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020
– Kinh doanh mẫu vật của các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp hay các mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật này
– Kinh doanh mại dâm
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận của cơ thể người hay bào thai người
– Hoạt động kinh doanh có liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể người
– Kinh doanh pháo nổ
– Kinh doanh các dịch vụ đòi nợ
Những lưu ý dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam
Có một vài điểm đáng chú ý như sau mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi quyết định thành lập công ty tại Việt Nam. Đó chính là:
- Nhà đầu tư nước ngoài khi mở công ty ở Việt Nam thì có thể mở công ty có 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có từ 1% – 99% vốn nước ngoài hay tiến hành liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, thủ tục, giấy phép, hồ sơ khác nhau đối với mỗi phương thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
- Ngoài ra, với những ngành nghề không được cho phép kinh doanh tại Việt Nam, hoặc thuộc diện Nhà nước Việt Nam hạn chế kinh doanh, đòi hỏi những điều kiện phức tạp, gắt gao thì nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể cân nhắc đánh giá trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư cần phải đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập công ty tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam để tồn tại được cần phải có nhà đầu tư thông minh với chiến lược phát triển linh hoạt, hiệu quả, bền vững. Có như vậy mới có thể đạt được mục tiêu ban đầu mở rộng thị trường, không ngừng phát triển.