Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty trong nước qua bài viết dưới đây nhé.
Các điều kiện chung để nhà đầu tư góp vốn vào công ty trong nước:
- Về chủ thể: Chủ thể thực hiện góp vốn vào công ty trong nước là nhà đầu tư. Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về nguyên tắc: Nhà đầu tư góp vốn vào công ty trong nước phải đáp ứng điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Về ý chí: Nhà đầu tư góp vốn vào công ty trong nước với ý chí tự nguyện, tự do, bình đẳng, không bị cưỡng bức hay ép buộc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh này.
- Về tài sản góp vốn: Tài sản góp vốn về nguyên tắc là tất cả các loại tài sản mà theo quan niệm của pháp luật hiện nay bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, và quyền tài sản. Tuy nhiên, pháp luật cho phép quy định cụ thể về tài sản góp vốn đối với từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 thì: Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam; và các quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, chỉ cá nhân, chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Các điều kiện riêng biệt khác để nhà đầu tư đáp ưng góp vốn vào công ty trong nước:
Để góp vốn vào công ty trong nước, nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện riêng biệt nào?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể về việc nhà đầu tư góp vốn vào công ty trong nước mà nhà đầu tư sẽ phải thực hiện các thủ tục với các bước khác nhau.
Nếu việc góp vốn dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn vào tổ chức kinh tế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Nếu không thuộc trường hợp trên thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn vào công ty trong nước.
- Đối với việc nhà đầu tư góp vốn bằng loại tài sản nào vào loại hình công ty nào cũng quyết định đến thủ tục thực hiện việc đầu tư. Việc chuyển quyền sở hữu cho công ty cũng chịu áp lực của các quy chế khác nhau điều tiết việc chuyển dịch của từng loại tài sản. Về cơ bản, việc chuyển quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư vào công ty trong nước được chuyển giao pháp lý và chuyển giao vật chất.
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
- Nhà đầu tư góp vốn vào công ty trong nước thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó.
- Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, công ty mà nhà đầu tư nước ngoài có dự định góp vốn, mua cổ phần, vốn góp mà thủ tục được thực hiện như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp dưới đây nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; hoặc
- Có tổ chức kinh tế tại điểm i nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; hoặc
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i, ii nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đăng ký góp vốn;
Bước 2: Sau khi được chấp thuận việc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, vốn góp, nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bạn đang theo dõi bài viết Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty trong nước Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.