Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Hướng dẫn thủ tục đăng kí thương hiệu độc quyền ở Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé.
Hồ sơ đăng ký
- Mẫu logo/nhãn hiệu độc quyền: Đăng ký logo hình ảnh, đăng ký logo chữ;
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu độc quyền (theo mẫu);
- Giấy uỷ quyền cho Vạn Tín để nộp hồ sơ;
- Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice;
- Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo thương hiệu độc quyền yêu cầu bảo hộ là – logo độc quyền tập thể;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu logo thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó;
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…
Trình tự, thủ tục đăng ký
Bước 1: Tra cứu trước đăng ký
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 3: Nộp hồ sơ
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01- 02 tháng
- Thời gian công bố đơn: 02 – 03 tháng
- Thời gian thẩm định nội dung: 08 -12 tháng
- Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.
Dịch vụ Vạn Tín về Đăng ký nhãn hiệu/ thương hiệu độc quyền
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau khi doanh nghiệp có nhu cầu: tư vấn cách thức xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại các nước trên thế giới vì tùy thuộc vào luật pháp của mỗi nước quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu;
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở từng nước hoặc đăng ký qua hệ đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký. Khi đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.
- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
- Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật
Những điều cần biết khi thành lập công ty riêng
Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp:
Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục của pháp luật.
Nội dung công bố sẽ bao gồm:
- Nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký Thành lập doanh nghiệp;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài( đối với công ty Cổ phần).
- Mức phạt: Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng có thể bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu:
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu chứ không cần phải khai báo với cơ quan Công an theo quy định của Luật DN 2005. Ngay sau khi tiến hành khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu con dấu vói cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia vè đăng ký doanh nghiệp.
- Vấn đề đăng ký thuế:
- Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Nếu hồ sơ bị chậm, doanh nghiệp có thẻ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng.
- Thuế môn bài: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).
- Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính:
- Tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp buộc phải có gắn tên của doanh nghiệp. Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.
- Giấy phép con:
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép du học, bảo vệ, du lịch lữ hành quốc tế….
Thực hiện góp vốn theo cam kết:
- Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khi công ty có số lượng thành viên từ 11 người trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát.
- Đối với mô hình công ty Cổ phần: Khi có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát .
Vấn đề về sử dụng lao động và chế độ bảo hiểm:
Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Kế toán của doanh nghiệp sẽ phải lên cơ quan BHXH quận để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
Báo cáo sử dụng hóa đơn:
Bạn đang theo dõi bài viết Hướng dẫn thủ tục đăng kí thương hiệu độc quyền ở Việt Nam Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.