Xây dựng hiện đang là một trong những ngành quan trọng được Nhà nước Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Dưới sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành xây dựng cũng không bỏ qua quá trình chuyển đổi số với mong muốn lớn mạnh và phát triển.
Chuyển đổi số trong ngành xây dựng là gì?
Chuyển đổi số được định nghĩa là quá trình tích hợp công nghệ vào tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc xây dựng, điều đó có nghĩa là triển khai các công cụ và công nghệ số khai thác sức mạnh của dữ liệu để làm cho hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.
Với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 100 tỷ USD năm 2020, trong đó đầu tư về xây dựng (bao gồm xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng giao thông) chiếm khoảng 30 – 40% đầu tư toàn xã hội (chưa tính đến giá trị đất hình thành lên giá bất động sản xây dựng), đây là nguồn lực to lớn đối với phát triển kinh tế quốc gia.
Nếu có giải pháp đồng bộ về mặt cơ chế, chính sách, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền về vấn đề chuyển đổi số thì với số vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành Xây dựng khoảng 40 tỷ USD đến 50 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi số của Ngành sẽ tạo ra giá trị thặng dư vô cùng to lớn cho xã hội. Mục tiêu kinh tế số ngành Xây dựng năm 2025 chiếm 20% tổng số đóng góp của toàn Ngành vào tăng trưởng GDP chung cả nước.
Chuyển đổi số ngành xây dựng và những kế hoạch
Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và DN trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công của Bộ Xây dựng.
Trong quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Xây dựng, phải nghiên cứu, xem xét lồng ghép tối đa các nội dung về chuyển đổi số.
Chuyển đổi số phải được thực hiện một cách tổng thể, có lộ trình phù hợp, tiến tới toàn diện và đồng bộ trong mọi lĩnh vực của ngành Xây dựng.
Kế hoạch xác định trung tâm của chuyển đổi số là phục vụ người dân, DN; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số, do vậy, thực hiện các giải pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.
Trong chuyển đổi số, ngành Xây dựng xác định 6 đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm cơ sở dữ liệu số (CSDL) các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; Các hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; thi công xây lắp; nghiệm thu công trình); Khai thác và sản xuất VLXD; Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.
Kế hoạch hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng, mang tính căn cơ, cốt lõi trong quá trình phát triển ngành Xây dựng, gồm hoàn thiện thể chế để phục chuyển đổi số của ngành Xây dựng; vận hành và cập nhật Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng.
Hoàn thiện CSDL số cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức và giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng; nâng cấp đô thị; thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng; nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra; hồ sơ cán bộ, viên chức ngành Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân; phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng; đề tài, dự án sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường…
Cùng với đó, ngành Xây dựng phối hợp với cơ quan quản lý ngành ở địa phương để xây dựng CSDL phục vụ chuyển đổi số cho một số lĩnh vực ưu tiên, như quy hoạch xây dựng; quản lý chuyên môn về hoạt động xây dựng; thí điểm xây đô thị thông minh trong việc lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn áp dụng; xây dựng CSDL số các công trình hạ tầng kỹ thuật phục nhằm kết nối với trung tâm điều hành đô thị thông minh…
Ngành Xây dựng lựa chọn một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho việc chuyển đổi số. Đơn cử như ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng; Ứng dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong các hoạt động đầu tư xây dựng công trình; Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đô thị thông minh, doanh nghiệp số.
Khó khăn khi chuyển đổi số của ngành xây dựng
1. Bắt nhịp chậm so với sự thay đổi
Những biến động lớn của thị trường như bối cảnh, đại dịch,… tạo cho doanh nghiệp xây dựng nhiều áp lực khi buộc phải hoạt động từ xa, thậm chí những kế hoạch, lộ trình đều bị thay đổi đột ngột do hành vi của khách hàng cùng thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh như tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn, chưa tận dụng được kho dữ liệu lớn, vấn đề cùng lúc có nhiều dự án cần phải quản lý cũng gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp.
Chính vì thế có nhiều doanh nghiệp xây dựng chưa thể đáp ứng được với tiến độ ngay sau khi trở lại với trạng thái bình thường mới. Nhưng chính điều này lại là nguồn động lực to lớn để họ chạy đua hết mình để lấy lại đà tăng trưởng trước đó.
2. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
Đánh giá về tiềm năng chuyển đổi số thành công cần phải xét trên hai yếu tố: Con người và Công nghệ. Hiện nay ở nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành xây dựng đang tiến hành bổ sung đào tạo chuyên sâu với quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, số lượng nhân viên nắm vững công nghệ, có thể ứng dụng vào làm việc theo mô hình doanh nghiệp số chưa nhiều. Điều này đang tạo nên một áp lực lớn cho doanh nghiệp xây dựng khi phải chạy đua trong cuộc chiến công nghệ đầy khốc liệt để có thể bứt phá thành công giai đoạn hậu COVID-19.
Không những thế, nhân sự làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp cần hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đó không phải là sự thay đổi mang tính hình thức mà là những cải tiến từ bên trong tư duy xây dựng tổ chức, cần được thực hiện trên tinh thần học hỏi và cầu thị, sáng tạo để đổi mới toàn diện doanh nghiệp.
3. Nền tảng công nghệ chưa thực sự được đầu tư
Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nếu không có nhân sự tốt, chuyển đổi số không thể thành công; nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng từ trang thiết bị, vật tư xây dựng thì điều này lại càng xa vời hơn nữa.
Chính vì lẽ đó ngay từ bây giờ doanh nghiệp xây dựng cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đến hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất bao gồm thiết bị, máy móc phần cứng có đáp ứng cho việc tích hợp phần mềm trong chuyển đổi số hay không; dữ liệu, quy trình đã được số hóa chưa và các nền tảng công nghệ có phù hợp với mô hình, lĩnh vực của doanh nghiệp và thân thiện với người dùng không.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng và có sự tính toán chi tiết, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được hướng đi cho mình
4. Lựa chọn giải pháp, phần mềm chưa phù hợp
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều giải pháp công nghệ được tung ra, tuy nhiên không phải giải pháp nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Hình thức giao diện phức tạp, sử dụng công nghệ quá cao so với hạ tầng hay đơn vị thực hiện đào tạo chưa thực sự tỉ mỉ gây khó khăn trong quá trình sử dụng của đa số nhân viên. Điều này cũng sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải lựa chọn xem: Thực hiện chuyển đổi số ở đâu, ai thực hiện, thực hiện ra sao và làm thế nào để có được hiệu quả cao nhất.
Giải pháp chuyển đổi số ngành xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng chuyển đổi số nên xuất phát từ mong muốn khắc phục những nỗi đau của mình thay vì chạy theo xu hướng, trào lưu, bởi vậy, mỗi tổ chức cần có lộ trình chuyển đổi số khác nhau, phụ thuộc lớn vào thực trạng kinh doanh hiện thời. Thấu hiểu được những vấn đề của nhiều tổ chức, hiện nay Luật Vạn Tin đang được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn khi triển khai mô hình doanh nghiệp số.
1. Quản lý dễ dàng khi số hóa mọi quy trình thủ tục
Đặc thù của ngành xây dựng là quản lý rất nhiều các dự án với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Với phương thức làm việc truyền thông, phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm rời rạc như chat qua Zalo, gửi Email, báo cáo qua Excel… khiến quá trình vận hành trở nên khó khăn và thiếu liên kết. Trong khi đó, từng bước, từng quy trình thủ tục của một doanh nghiệp xây dựng đều cần có sự tương tác, kết nối chặt chẽ với nhau theo từng cá nhân, phòng ban.
Những thủ tục như thanh toán, tạm ứng, cung ứng vật tư,… hay thậm chí là đấu thầu trước đây mất nhiều thời gian để xem xét, ký duyệt từ nhiều bộ phận giờ đây đã không còn là nỗi lo của doanh nghiệp. Chỉ cần ngồi trước màn hình, tạo biểu mẫu đăng ký, quy trình sẽ tự động được gửi đến những người có thẩm quyền và tự động trả về nếu có sai sót. Nhân viên hoàn toàn có thể chủ động theo dõi lộ trình này, tác động để quy trình được xử lý nhanh chóng hơn và giải quyết những điểm nóng mà không cần mất nhiều công sức dò hỏi thủ công.
2. Quản lý công việc khoa học, thông minh
Đặc điểm của ngành xây dựng đó chính là cùng lúc phải quản lý rất nhiều dự án với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Do quản lý thiếu đồng bộ nên người lãnh đạo không thể kiểm soát được thời gian thực của từng dự án, dẫn đến quá tải, tắc nghẽn, gây chậm tiến độ ở nhiều khâu. Không những thế, việc phân công công việc cho nhân viên cũng gặp không ít khó khăn do hạn chế trong việc điều hành, các cán bộ nhân viên mất nhiều thời gian hơn cho việc báo cáo gây ảnh hưởng đến năng suất và làm lãng phí một lượng lớn tài nguyên.
Hiện nay với hệ thống quản lý công việc theo cá nhân 1:1, theo quy trình và theo nhóm công việc của Luật Vạn Tin, ai cũng có thể tạo những đầu công việc cho người khác. Nhà quản lý hoàn toàn có thể kiểm soát được ai đang làm gì, thời gian bao lâu, tiến độ thực hiện như thế nào. Hệ thống bảng biểu với nhiều dạng thức như kanban, gantt, bảng, lịch…. được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá và thể hiện sự minh bạch trong quản lý.
Giờ đây dù không có mặt ở cơ quan, lãnh đạo cũng hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên mình, đọc báo cáo trực quan sinh động chỉ cần thông qua màn hình máy tính, điện thoại.
3. Quản lý kho tài liệu dễ dàng, tiện lợi
Không chỉ có quy trình phức tạp, mà tài liệu, giấy tờ của doanh nghiệp làm xây dựng cũng đặc biệt nhiều. Từ hợp đồng, giấy chứng từ, hóa đơn thanh toán,… đều tốn của doanh nghiệp ít nhất 30 triệu đồng cho hơn 10000 trang giấy. Chính vì thế để giảm thiểu chi phí này, Luật Vạn Tin đã thiết kế hệ thống kho tài liệu thông minh. Sau khi số hóa toàn bộ giấy tờ lên phần mềm, mọi tác vụ thủ công như tìm kiếm, tra cứu bằng tay sẽ hoàn toàn được xóa bỏ, thay vào đó là một ngân hàng văn bản được sắp xếp khoa học. Luật Vạn Tin hỗ trợ nhân viên tìm kiếm hồ sơ theo nhiều trường thông tin từ tên, ngày tháng, định dạng,… khác nhau, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chỗ chứa tài liệu. Điều này sẽ mang đến những thay đổi lớn đối với một doanh nghiệp.
Luật Vạn Tin sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng giải quyết các bài toán liên kết nhân sự, quản trị và điều hành doanh nghiệp. 4 chức năng ưu việt liên kết trên cùng một nền tảng, giao diện dễ sử dụng sẽ phù hợp với mọi doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Luật Vạn Tin hứa hẹn sẽ đem đến cho doanh nghiệp trải nghiệm làm việc hiệu quả với những giải pháp tối ưu.